Những nguyên nhân làm cho Đội chưa phát huy được vai trò của mình trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục nhà trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ở huyện An Dương thành phố Hải Phòng (Trang 72)

mình trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục nhà trường

Kết quả khảo sát thực tế khi được hỏi: “Có ý kiến cho rằng, Đội và đoàn hiện nay chưa phát huy được vai trò là lực lượng giáo dục trong nhà trường. Với 35 phiếu phát ra, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Đồng ý: 21/35=61%

Không đồng ý: 14/34=48% Phân vân :0%

Với câu hỏi số 4: Vì sao Đội, Đoàn chưa phát huy được vai trò trong sự nghiệp giáo dục thanh thiếu niên? Theo thầy cô nguyên nhân nào là chủ yếu? Với 34 phiếu phát ra thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động của Đoàn, Đội.

Stt Nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động của Đoàn, Đội.

Nguyên nhân phổ biến

Nguyên nhân chủ yếu 1 Chưa có sự quan tâm của hiệu trưởng 24=70% 2 Chưa có sự quan tâm của các thầy cô

giáo chủ nhiệm lớp .

17= 50%

3 Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và Đội.

15=44%

4 Mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động của Đội chưa rõ, chưa hấp dẫn

13=38% 6=17%

5 Thanh thiếu niên ít quan tâm đến hoạt động Đội, hoạt động xã hội.

5= 14%

6 Gia đình, xã hội không quan tâm ủng hộ con em và hoạt động của đoàn, Đội.

8=23%

7 Điều kiện, phương tiện hoạt động của Đội, đoàn thiếu thốn.

22=64%

8 Chưa kế hoạch hoá hoạt động của đoàn Đội ở các trường.

21=61%

Kết quả điều tra cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Đội và đoàn chưa phát huy được vai trò trong sự nghiệp giáo dục thanh thiếu niên là do: - Chưa có sự phân công của hiệu trưởng : 70 %.

- Điều kiện phương tiện hoạt động của đoàn, Đội thiếu thốn: 64%. - Chưa kế hoạch hoá hoạt động của đoàn Đội ở các trường học: 61%. - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và Đội: 44%.

Khi phỏng vấn một số cán bộ giáo dục là bí thư chi bộ, hiệu trưởng trường tiểu học: Đồng chí cho biết tiêu chuẩn của một liên Đội mạnh cấp huyện cấp thành phố?

Trả lời: “Tôi tạo điều kiện cho Đội hoạt động, đầu năm đăng kí danh hiệu, trong năm Đội cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ và cuối năm tổng kết cũng chỉ đạt liên Đội mạnh cấp huyện (23 năm rồi trường cũng chỉ đạt danh hiệu liên Đội mạnh cấp huyện).

Như vậy cán bộ quản lí cũng chỉ dừng lại ở mức đầu tư cho công tác Đội nhưng không biết rõ đầu tư như thế nào để đạt hiệu quả. (cũng như người mẹ thấy con khóc tưởng con đói thì cho con bú chứ không rõ con khóc còn vì những lí do khác vì thế mà có những đứa trẻ suy dinh dưỡng vì nuôi dưỡng không đúng khoa học)

Một số cán bộ đoàn xã cũng nhận xét rất thẳng thắn: Vấn đề tổ chức hoạt động Đội ở trường tiểu học hiện nay chúng tôi đã “khoán” cho tổng phụ trách Đội trong nhà trường vì hầu hết thời gian các em ở trường. Còn ở địa bàn dân cư hầu như không hoạt động, hàng năm chỉ có một buổi sinh hoạt duy nhất là đoàn thanh niên kết hợp làng văn hoá chia quà cho các em vào ngày rằm trung thu. Mặt khác do lứa tuổi của học sinh tiểu học còn nhỏ, nên phần lớn các trường tiểu học đều có những điểm trường lẻ (nhiều nhất là 4 điểm, ít nhất là 1 điểm trường lẻ), nên cơ sở vật chất tập trung ở điểm trường chính: cờ, trống, phòng Đội, phòng truyền thống, ban chỉ huy liên Đội, phát thanh măng non (loa, đài). Như vậy, hoạt động Đội ở khu lẻ không thường xuyên vì cơ sở vật chất không có. Các chi Đội chỉ lặng lẽ thực hiện các phong trào Đội khi tổng phụ trách triển khai.

Tóm lại : Hiệu trưởng trường tiểu học đã quan tâm đến hoạt động Đội,

tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất… cho Đội hoạt động. Nhưng trong công tác quản lí của mình, hiệu trưởng chưa hiểu hết vai trò, chức năng nhiệm vụ của Đội, chưa nắm vững lý luận quản lý, chưa có năng lực tổ chức phối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hợp chặt chẽ giữa nhà trường và Đội. Việc đầu tư về thời gian, kinh phí chưa thoả đáng hoặc đầu tư không trúng đích; chưa xây dựng kế hoạch hoạt động Đội; chưa kế hoạch hoá hoạt động Đội. Do vậy, thực tế cho đến nay, hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh ở tiểu học vẫn chỉ được hiểu như một hoạt động phong trào đơn thuần mà không được xem xét Đội cũng như đoàn thanh niên với tư cách là một lực lượng giáo dục quan trọng trong nhà trường góp phần phát huy năng lực tự quản, là một hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo, khoa học cao nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của xã hội. Chưa bao giờ đòi hỏi cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xây dựng những cơ sở lý luận và tổng kết hoạch định thực tiễn công tác giáo dục học sinh thông qua tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh như hiện nay.

Chƣơng 3: NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TIỂU HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở HUYỆN AN DƢƠNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ở huyện An Dương thành phố Hải Phòng (Trang 72)