- Mục đích, ý nghĩa: xác định những quy định thống nhất phối hợp độngcủa trường và hoạt động của Đội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh là tạo
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Đảng, Nhà nước
- Có chính sách trao cho hiệu trưởng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội nhiều hơn.
- Cần cụ thể hoá những quy định, chính sách, chế độ… để tăng cường trách nhiệm của các cấp các ngành các lực lượng xã hội, kể cả các bậc cha mẹ có trách nhiệm hơn đối với lực lượng phụ trách Đội để góp phần vào việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em theo luật định.
- Có văn bản quy định về việc chi trả lương phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ đội nhất là đội ngũ PTC - PTNĐ.
2.2. Đối với đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ GD&ĐT
- Trước hết Bộ GD&ĐT cần có chương trình, tổ chức đào tạo người hiệu trưởng chu đáo hơn về nghiệp vụ quản lí, kinh nghiệm quản lí, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì.
- TW Đoàn cần phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo đề ra chương trình khảo sát để nắm toàn bộ lực lượng giáo viên tổng phụ trách ở các trường tiểu học, trung học cơ sở và các đơn vị khác như hội đồng Đội, nhà thiếu nhi, phụ trách địa bàn dân cư để thấy được thực chất về lực lượng phụ trách thiếu nhi hiện tại, từ đó có một chiến lược đào tạo, bồi dưỡng lâu dài về nghiệp vụ, kĩ năng hoạt động chính trị. Đồng thời phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo có một chương trình học tập, rèn luyện thống nhất để xây dựng lực lượng phụ trách Đội giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, lòng nhiệt tình, yêu thương trẻ.
- Tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động Đội gắn liền việc thực hiện chương trình rèn luyện đội viên. Trong công tác chỉ đạo, cần chú trọng việc nâng cao trình độ của cán bộ hội đồng Đội các cấp để có đủ năng lực chỉ đạo phong trào. Đối với cán bộ chuyên trách hội đồng Đội các cấp cũng cần phải được kiểm tra đánh giá công nhận theo chương trình rèn luyện phụ trách theo quy định để nâng cao trình độ chỉ đạo, tổ chức hoạt động của cán bộ hội đồng Đội các cấp.
- Trung ương đoàn cần phối hợp với bộ giáo dục và đào tạo xây dựng chương trình tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên (mỗi năm 1 lần vào dịp hè) cho lực lượng giáo viên phụ trách như việc làm thường xuyên của Bộ đối với các giáo viên bộ môn khác để nâng cao trình độ theo hạng ngạch lương.
- Tổ chức thi giáo viên tổng phụ trách giỏi hàng năm đối với các địa phương và cấp Trung ương như thi giáo viên dạy giỏi các bộ môn khác và thống nhất các danh hiệu thi đua khen thưởng và quy trình xét khen thưởng của 2 ngành (tương đương giáo viên dạy giỏi cùng cấp).
- Học sinh tiểu học hiện nay tại 95% các trường tiểu học ở đồng bằng học 10 buổi/tuần. Hoạt động của học sinh chủ yếu ở trường học. Hoạt động Đội chủ yếu tổ chức trong nhà trường. Đề nghị Bộ giáo dục và đào tạo, hội đồng Đội trung ương, trung ương đoàn nghiên cứu có những văn bản pháp quy quy định rõ cơ chế phối hợp giữa hiệu trưởng và tổng phụ trách ở trường phổ thông. Quy định rõ quyền hạn của tổng phụ trách trong nhà trường.
- Để tăng cường công tác phối hợp hoạt động giữa nhà trường và Đội TNTP Hồ Chí Minh, khi xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học cần có chuẩn về kiến thức kĩ năng nghiệp vụ công tác Đội .
2.3. Đối với các phòng ban của huyện: Phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ, Huyện đoàn, Hội đồng Đội huyện Huyện đoàn, Hội đồng Đội huyện
- Cần làm đúng quy trình bổ nhiệm TPT theo hướng dẫn của thông tư liên ngành số 23 của Ban tổ chức chính phủ, Bộ tài chính, Bộ GD&ĐT và TW ban
hành ngày 15/1/1996. Việc cử GV-TPT được tiến hành căn cứ sự thống nhất đề nghị của hiệu trưởng và tổ chức đoàn TNCS của trường lên phòng GD&ĐT (hoặc sở GD&ĐT). Trưởng phòng hoặc sở GD&ĐT sẽ ra quyết định sau khi thống nhất ý kiến với hội đồng Đội quận huyện. Mặc dù quy trình phân công này có phức tạp hơn nhưng nó thể hiện tính cộng đồng trách nhiệm và sự thống nhất quản lí cán bộ của cả 2 ngành GD&ĐT và đoàn thanh niên.
2.4. Đối với UBND thành phố, UBND Huyện, UBND xã, thị trấn