2.2.1.1. Nhận thức về vị trí, vai trò của Đội trong nhà trường, trong giáo dục Đội là lực lượng giáo dục nòng cốt trong phong trào thiếu nhi vì thế Đội phải thể hiện vai trò của mình tại nhà trường, nơi mà thời gian và địa điểm thiếu nhi hoạt động chủ yếu. Huyện An Dương có 17 trường tiểu học, 100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Như vậy Đội được tổ chức và hoạt động trong nhà trường là chủ yếu. Ở địa bàn dân cư không thành lập tổ chức Đội (Liên Đội, Chi Đội). Mọi nỗ lực của đoàn, của nhà trường đều tập trung hướng về hoạt động thiếu nhi trong nhà trường. Các chỉ tiêu phát triển tổ chức và hoạt động của Đội, của thiếu nhi đều chủ yếu đề ra trong trường học. Trước tình
hình thực tế như vậy nên tổ chức Đội trong nhà trường có vị trí và vai trò và là lực lượng giáo dục quan trọng của nhà trường.
Kết quả khảo sát thực tế khi được hỏi: Trong trường tiểu học và THCS, Đội TNTP có tác dụng giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay không? với 135 phiếu phát ra chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8: Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về vị trí của Đội trong giáo dục nhà trƣờng. Khối trường Có tác dụng (vai trò) to lớn Có tác dụng giáo dục vừa phải Không có tác dụng giáo dục Cần có Đội Không cần có Đội Tiểu học 95% 5% 0 100% 0 THCS 88% 12% 0 100% 0
Với kết quả điều tra ở bảng (2.8) cho ta thấy đến 95% hiệu trưởng trường tiểu học nhận thấy rằng: Đội TNTP Hồ Chí Minh có vai trò tác dụng to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
2.2.1.2. Nhận thức về chức năng nhiệm vụ của Đội :
Ở huyện An Dương, 100 học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày, đây là điều kiện thuận lợi để tập trung hoạt động Đội, các em tham gia hoạt động có sự giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên với vai trò là phụ trách chi, có tổ chức đoàn thanh niên dìu dắt thường xuyên dưới ánh sáng của nghị quyết chi bộ, sự phối hợp tạo điều kiện hoạt động của chính quyền (Ban giám hiệu) và tổ chức công đoàn.
Mặt khác, hoạt động Đội trên địa bàn dân cư không có hiệu quả. Trong những năm qua, hội đồng Đội cấp xã cũng thường xuyên chăm lo đến hoạt động này nhưng hiệu quả rất thấp bởi thực tế còn rất nhiều khó khăn vì các em không còn thời gian để tham gia. Hoạt động ở đâu cũng vậy, cần phải đáp ứng được
nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các em. Hiện tại, trên địa bàn dân cư về mọi điều kiện còn rất hạn chế. Nhiều xã, điểm vui chơi cho các em không có, cơ sở vật chất cho hoạt động Đội còn thiếu thốn nhiều và đặc biệt Đội ngũ phụ trách Đội trên địa bàn dân cư hầu như không qua trường lớp đào tạo mà chỉ bằng lòng nhiệt tình của một số anh chị đoàn viên thanh niên chưa xây dựng gia đình nhiệt tình tham gia công tác Đội theo thời vụ như tổ chức rằm trung thu, tập huấn hè.... Thực tế thời gian hè, các em cũng tập trung ở trường vì hội đồng Đội cấp xã không đủ điều kiện, kinh phí để tổ chức cho các em hoạt động. Chính vì vậy, Đội TNTP Hồ Chí Minh có vai trò to lớn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và cần phải có tổ chức Đội trong nhà trường (100% các ý kiến đó khẳng định điều đó). Chúng ta thấy, con người có nhiều nhu cầu: Nhu cầu chủ yếu đó là nhu cầu được ăn, ở, học tập, vui chơi, tham gia hoạt động xã hội, nhu cầu được khẳng định mình. Nếu như trong nhà trường Tiểu học không có tổ chức Đội thì các em sẽ không được thoả mãn hàng loạt các nhu cầu khác: các em không chủ động tổ chức, tham gia vào các hoạt động mà hoạt động cá nhân là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
Mặc dù trong chương trình, nội dung giáo dục ở nhà trường tiểu học có chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục NGLL là quá trình giáo dục diễn ra sau giờ học, ngoài lớp học đòi hỏi phải được tổ chức quản lí với một nội dung, phương pháp , hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí từng lứa tuổi. Hoạt động giáo dục NGLL có vị trí là chiếc cầu nối giữa quá trình dạy học ở trường lớp với việc thực hành ngoài trời (trong cuộc sống hàng ngày) dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động giáo dục NGLL củng cố tri thức đã học ở trường lớp và truyền tải những tri thức đã học vào cuộc sống. Thông qua hoạt động này học sinh tự đánh giá bản thân mình với người khác.
Hoạt động dạy học mang chức năng chính đào tạo còn hoạt động giáo dục NGLL mang chức năng trọng tâm là giáo dục, định hướng con người mang tính đạo đức, tác phong, tư tưởng, chính trị, tính cách, góp phần vào việc giáo dục đạo đức hành vi thói quen và tính cách con người thông qua hoạt động giao lưu cá nhân với tập thể trong quan hệ xã hội và giao tiếp.
Nhiệm vụ của hoạt hoạt động giáo dục NGLL mở rộng tri thức của học sinh, thể hiện thái độ của học sinh nảy sinh trong cuộc sống (gia đình, nhà trường, xã hội, địa phương nơi các em đang sống) (mang tính thực tế). Thông qua các tình huống đó học sinh biểu lộ tình cảm của mình, thể hiện đặc điểm nhân cách của mỗi cá nhân. Tạo điều kiện để trẻ em rèn luyện hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và rèn luyện các kĩ năng thực hành, bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn.
Nguyên tắc của hoạt động giáo dục NGLL: đảm bảo tính có mục đích, có kế hoạch; đảm bảo tính tự giác của trẻ; đảm bảo tính tập thể; đảm bảo tính đa dạng, phong phú, đa dạng về cơ sở tổ chức; đảm bảo tính phối hợp tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo giáo dục NGLL (thể hiện sự liên kết trong nhà trường: đoàn, Đội, sao; thể hiện sự liên kết ngoài nhà trường: địa phương, hội cha mẹ học sinh, hội cựu chiến binh... ); đảm bảo tính hiệu quả: lưu ý tới việc đảm bảo sức khoẻ an toàn cho trẻ.
Còn hoạt động Đội là một quá trình triển khai những chủ trương công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh với những nội dung, biện pháp nhằm thực hiện những mục tiêu của Đoàn đề ra. Hoạt động Đội để xây dựng tổ chức nghi thức Đội, sinh hoạt Đội, hoạt động Đội trở thành tự giác, tự nguyện của mỗi cá nhân, thu hút đông đảo thiếu niên gọi là phong trào Đội. Tuy vậy, bất kì hoạt động nào của Đội cũng đều có quy luật, nguyên tắc, khách quan của nó, không thể tuỳ tiện, vì thế Bác Hồ cho rằng: “Công tác thiếu nhi là một khoa học” và chúng ta phải đối xử như một khoa học, nghĩa là hoạt động Đội bao hàm nhiều dạng với những khái niệm, phạm trù, quy luật khách quan của nó phải được làm rõ.[32]
Đội TNTP Hồ Chí Minh là trường học giáo dục đội viên và thiếu niên nhi đồng thông qua sinh hoạt Đội và hoạt động xã hội của Đội để rèn luyện thiếu nhi. Đội là thành viên của cộng đồng xã hội tham gia tích cực vào phong trào xã hội. Đội cũng là thành viên trong nhà trường tiểu học thông qua hoạt động trong nhà trường tham gia vào phong trào giáo dục, học tập, phát huy tính tự giác của học sinh. Đội là lực lượng dự bị cho đoàn về mặt hoạt động chính trị , xây dựng tổ chức chính trị. Từ khi đất nước được thống nhất, công cuộc xây dựng CNXH được đặt ra yêu cầu của cách mạng đối với các em là học tập và rèn luyện cho tốt, cơ sở và hình thái tổ chức Đội được xây dựng trong nhà trường phổ thông và trở thành thành viên không thể thiếu trong nhà trường XHCN. Đội trong nhà trường là chủ yếu và hoạt động Đội trong nhà trường là chính khoá. Ngược lại có chi Đội ngoài nhà trường (không chủ yếu) và hoạt động ngoài nhà trường là ngoại khoá. Ngày nay thực hiện cơ chế thị trường. Đội trong nhà trường làm nòng cốt và hoạt động Đội trong cộng đồng thống nhất với hoạt động Đội trong nhà trường. Ở chế độ ta, nền giáo dục quốc dân là môi trường đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục rèn luyện thế hệ trẻ. Nhà trường là một trong 3 môi trường hình thành ra lớp người mới. Nhà trường thấy nhu cầu thực sự có Đội TNTP trong đời sống cuả nhà trường. Một Đội ngũ to lớn các thầy giáo cô giáo đã dành thời gian lo cho hoạt động của Đội TNTP, phấn đấu vì sự hình thành nhân cách tích cực hơn, toàn diện hơn trong lớp lớp học sinh thân yêu của mình. Công tác đoàn Đội đã trở thành một bộ phận của nhà trường.[36]
Như vậy, hoạt động GDNGLL trong chương trình chính khóa do hiệu trưởng quản lí và hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường cùng thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông đào tạo những người hoạt động chính trị - xã hội, nhưng Đội TNTP nhờ thông qua các hoạt động truyền thống, hoạt động xây dựng xã hội, chính trị mà giáo dục lí tưởng sẽ thuận lợi hơn. Đội TNTP Hồ Chí Minh có tác dụng giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục trong
giai đoạn hiện nay. Hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh không thể thiếu trong hoạt động của trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng. Nếu không có hoạt động Đội học sinh thiếu một cơ hội, thiếu một điều kiện để phát triển toàn diện, đặc biệt phát triển lý tưởng xã hội xã hội chủ nghĩa.
2.2.1.3. Nhận thức về trách nhiệm của hiệu trưởng
Tuy hầu hết cán bộ quản lí, đội ngũ các thầy giáo cô giáo, cán bộ đoàn xã, huyện đều khẳng định vị trí vai trò to lớn của Đội TNTP Hồ Chí Minh đối với giáo dục học sinh trong nhà trường. Và thực tế đã chứng minh điều đó. Nhưng phần lớn cán bộ quản lí trường tiểu học, Đội ngũ các thầy giáo cô giáo lại cho rằng trong trường tiểu học, hiệu trưởng là người quản lí hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát thực tế khi được hỏi “ Hiệu trưởng trường tiểu học có quản lí hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh không?”
Với 135 phiếu, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Hiệu trưởng có quản lí hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh: 121=89%.
Hiệu trưởng không quản lí hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh: 14=11%. phân vân: 0=0%
Với kết quả trên, ta thấy thực tế cán bộ quản lí trường tiểu học (đội ngũ hiệu trưởng) rất quan tâm đến hoạt động của Đội trong nhà trường. Vì có quản lí là có quan tâm, có điều hành. Nhưng điều đó cũng cho thấy cán bộ quản lí nhận thức lệch lạc về vị trí của Đội trong nhà trường. Hiệu trưởng quản lí hoạt động Đội đồng nghĩa với việc coi hoạt động Đội như hoạt động dạy và học trong nhà trường có nghĩa là Đội chịu sự quản lí của nhà nước chứ không phải là một tổ chức chính trị, hoạt động của Đội sẽ bị áp đặt theo sự quản lí hình “chóp” và do đó Đội cũng mất vai trò chủ động của mình.
Sơ đồ 2.1. Thực trạng quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học. Hiệu phó TPT GVCN Học sinh
Chính vì nhận thức lệch lạc về mối quan hệ giữa hiệu trưởng và tổ chức Đội TNTP trong nhà trường nên hoạt động của Đội luôn bị phụ thuộc vào người hiệu trưởng, tổng phụ trách trong nhà trường mất quyền chủ động khi hướng dẫn liên Đội, tổ chức các hoạt động. Nhiều trường hiệu trưởng chỉ đâu Đội làm đấy. Nhiều hoạt động nếu hiệu trưởng không đồng ý thì Đội cũng bỏ qua vì kinh phí không có, vì hiệu trưởng không giao việc cho giáo viên chủ nhiệm (phụ trách chi Đội) nên hoạt động không triển khai được.
Hiệu trưởng với Đội có quan hệ thế nào trong hoạt động ở nhà trường ?. Với 35 phiếu phát ra cho 35 tổng phụ trách trong toàn huyện thu được kết quả như sau:
Hiệu trưởng quản lí trực tiếp hoạt động Đội : 22/24=61%
Phối hợp hoạt động :13/34=39%
Đội hoạt động độc lập : 0=0%
Kết quả điều tra cho thấy Đội ngũ cán bộ phụ trách Đội trong trường tiểu học đã nhận thức chưa đúng về quan hệ giữa hiệu trưởng với hoạt động Đội trong nhà trường. Thực tế trong công tác lãnh đạo của người tổng phụ trách, vấn đề mang tính quyết định trước hết là những công việc tổng phụ trách đưa ra trong một tập thể thiếu nhi được thực hiện bằng cách nào? với kết quả ra sao?. Những thành tích của liên Đội phụ thuộc phần cơ bản vào trình độ, phong cách, đạo đức tinh thần làm việc cũng như sự lãnh đạo thông minh, có suy nghĩ và mạnh dạn của tổng phụ trách.
Tổng phụ trách là tấm gương cho các em thiếu niên và học sinh trong trường về mọi mặt. Người phụ trách phải luôn luôn cố gắng phấn đấu hiểu biết thêm vì mỗi ngày học phải quyết định những tri thức và kĩ năng ngày càng phong phú, đa dạng dã được thực tiễn của công tác giáo dục kiểm nghiệm.
Hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường được xây dựng trên cơ sở tính độc lập sáng tạo của các em đội viên. Song không thể không có sự chỉ đạo của người lớn mà trực tiếp nhất là những người phụ trách trong mỗi liên Đội, chi Đội.
61% tổng phụ trách chưa nhận thức đúng mối quan hệ của tổ chức mà mình là người lãnh đạo, dìu dắt trực tiếp Đội TNTP ở trường tiểu học từ khâu xây dựng kế hoạch… thì chắc chắn hoạt động Đội ở trường đó không thể phát huy được vai trò của mình.
2.2.1.4. Nhận thức về biện pháp tạo điều kiện giúp Đội phát huy vai trò trong giáo dục
Kết quả khảo sát thực tế khi được hỏi: “Về trách nhiệm của hiệu trưởng đối với Đội TNTP trong nhà trường, thầy (cô) đồng ý với quan niệm nào dưới đây ? Với 78 phiếu phát ra thu được kết quả như sau:
Bảng 2.9.Thực trạng nhận thức về trách nhiệm của hiệu trƣởng đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Stt Trách nhiệm của hiệu trưởng đối với Đội (thông qua tổng phụ trách). Cần thực hiện Không cần thực hiện Đã làm tốt Làm chưa tốt 1 Xây dựng kế hoạch hoạt động
của Đội.
63% 39% 61%
2 Thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, hoạt động.
88% 0 89% 19%
3 Bồi dưỡng kĩ năng hoạt động cho cán bộ Đội.
100% 0 24% 86%
4 Tạo điều kiện cho Đội hoạt động (thời gian, kinhh phí).
100% 0 47% 53%
5 Thu hút Đội ngũ giáo viên tham gia hoạt động Đội.
100% 0 65% 35%
6 Vận động quần chúng, gia đình ủng hộ Đội.
100% 0 62% 38%
7 Tham gia các hoạt động của Đội.
62% 0 49% 51%
Kết quả khảo sát cho thấy đại đa số cán bộ quản lí, tổng phụ trách, giáo viên đều cho rằng hiệu trưởng không cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động Đội (63%).
2.2.2. Thực trạng những biện pháp quản lý của hiệu trưởng đã thực hiện nhằm phát huy vai trò của Đội trong giáo dục ở trường tiểu học