Kế hoạch hoá chương trình, nội dung hoạt độngcủa ban giám hiệu và hoạt động của Đội nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ở huyện An Dương thành phố Hải Phòng (Trang 83)

- Mục đích, ý nghĩa : Kế hoạch hóa là thể hiện sự thống nhất về nhận thức, ý nghĩa của những cán bộ quản lý và lực lượng tham gia, là tiền đề cho hoạt động chung tạo ra sức mạnh tổng hợp, đạt hiệu quả chất lượng cao trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của trưởng và của Đội.

Kế hoạch là con đường đưa hệ vận động tới mục tiêu đã chọn. Kế hoạch là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống, là những công việc dự định cần làm trong thời gian nhất định với hệ thống biện pháp và điều kiện nhất định.

- Nội dung: Bước vào năm học mới, việc triển khai chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi theo chương trình chủ đề là việc làm hết sức quan trọng của người tổng phụ trách, có tác dụng quyết định sự thành công hay thất bại của một liên Đội trong suốt năm học. Với cán bộ quản lí trường tiểu học (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng). Trước khi bước vào năm học mới, phải xây dựng và tổ chức kế họach năm học.

Kế hoạch là một bản thiết kế, một chương trình hành động mà trong đó người ta đã tính toán trước, cái gì làm trước, cái gì làm sau, làm như thế nào? Làm trong bao lâu? Với điều kiện gì ? Ai sẽ làm và đạt mục tiêu gì? Và bao giờ người lập kế hoạch cũng đưa ra các phương án khác nhau để cuối cùng lựa chọn ra một phương án tối ưu nhất.

Lập kế hoạch là sự sự lựa chọn các mục tiêu và xác định các phương án hành động hợp lí để đạt mục tiêu đó. Kế hoạch năm học nhà trường diễn ra trong chu kì một năm học (từ tháng 8 đến tháng 6 năm sau): là một tập hợp các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với mục tiêu chung và một hệ thống biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra .

Kế hoạch hoá chương trình, nội dung hoạt động của ban giám hiệu và hoạt động của Đội: là xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường và của Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Khi kế hoạch hoá được chương trình nội dung hoạt động của ban giám hiệu và của Đội chúng ta sẽ đánh giá đúng được thực chất tình hình của đơn vị mình, chỉ có đánh giá đúng mới có cơ sở để đưa ra quyết định đúng. Xác định được hệ thống mục tiêu và chỉ tiêu xây dựng được hệ thống biện pháp và biết cách triển khai thực hiện.

- Cách thực hiện biện pháp: Trước khi lập kế hoạch, hiệu trưởng cần vạch kế hoạch, khai thác thông tin từ các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Hiệu trưởng mở hội nghị trung tâm gồm các tổ chức: Đoàn thanh niên; Đội TNTP; Tổ chuyên môn; Công đoàn; Ban nữ công; Ban thanh tra; Tổ hành chính: Cán bộ kế toán, Thư viện. Các tổ chức trên phải xây dựng kế hoạch hoạt động năm học của tổ chức mình để trình trong hội nghị trung tâm. Sau khi đã thu nhận được thông tin, Hiệu trưởng, CBPT Đội tiến hành chẩn đoán, phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu, dự đoán chiều hướng phát triển. Từ đó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch sơ bộ của nhà trường, TPT xây dựng kế hoạch sơ bộ hoạt động Đội: Vạch ra hệ thống mục tiêu và chỉ tiêu; Xác định các điều kiện; Xây dựng các phương án để thi hành. Sau khi đã xây dựng xong kế hoạch sơ bộ, Hiệu trưởng tiếp tục mời các đại diện các tổ chức, đoàn thể, trong trường dự hội nghị trung tâm để duyệt kế hoạch chính thức và lập chương trình hành động cụ thể : sắp đặt công việc, phân công người phụ trách, định rõ thời gian.

Ví dụ về công tác phổ cập: chỉ tiêu huy động 100% trẻ 6 tuổi trên dịa bàn vào lớp 1, phấn đấu không có học sinh bỏ học.

Về chất lượng giáo dục học sinh : Không có học sinh mắc tệ nạn xã hội. Xếp loại hạnh kiểm : thực hiện đầy đủ từ 97-100%

Toán : khá + giỏi : từ 55->61% TB : 39-> 45% Tiếng việt : khá + giỏi : từ 59->65% TB: 35-> 41%

Các danh hiệu : Học sinh đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ : 70-> 75%. Học sinh đạt danh hiệu Học sinh tiên tiến : 25-> 30%. Học sinh đạt danh hiệu Học sinh giỏi : 12-> 15%. Học sinh đạt giải giao lưu Học sinh giỏi cấp huyện : 20->25 em. Học sinh đạt giải giao lưu Học sinh giỏi cấp thành phố : 7- > 10em. Sau khi đã thống nhất xây dựng được chỉ tiêu về chất lượng giáo dục học sinh, Hiệu trưởng sắp đặt công việc, phân công người phụ trách, định rõ thời gian, phân bổ ngân sách cho từng chương trình. Có thể xây dựng và lập kế hoạch hỗ trợ như kế hoạch chỉ đạo hội khoẻ phù đổng…

Hiệu trưởng tổ chức thực hiện kế hoạch: truyền đạt, giải thích cho Cán bộ giáo viên, Công nhân viên, các tổ chức trong nhà trường nắm vững chỉ tiêu, biện pháp, công việc mình phụ trách. Hiệu trưởng ra quyết định quản lí cho người thực hiện và trao quyền. Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện (Ban thanh tra nhân dân đảm nhiệm). Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, Hiệu trưởng cần chú ý đánh giá phát hiện sai lệch để điều chỉnh, đánh giá cuối cùng nhằm hoàn thiện chu trình kế hoạch và tái kế hoạch hoá chuẩn bị cho chu trình sau.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ở huyện An Dương thành phố Hải Phòng (Trang 83)