Thực trạng những biện pháp quản lý của hiệu trưởng đã thực hiện nhằm phát huy vai trò của Đội trong giáo dục ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ở huyện An Dương thành phố Hải Phòng (Trang 65)

2.2.2.1. Chưa xây dựng được kế hoạch hoạt động Đội với trường một cách khoa học

Chúng ta thấy rằng người hiệu trưởng phải quán triệt nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lí nhà trường là: “Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong nhà trường”.[6] Thực chất công tác quản lí của hiệu trưởng là sự cụ thể hoá, thể chế hoá nội dung sự lãnh đạo của Đảng.

Thứ nhất: Hiệu trưởng phải xây dựng được quy chế làm việc giữa cấp uỷ và hiệu trưởng thật cụ thể như: xây dựng và thực hiện nhiệm vụ chuyên

môn. Công tác tư tưởng, giáo dục phẩm chất cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh nhà trường. Công tác tổ chức cán bộ. Công tác kiểm tra.

Thứ hai: Thực hiện chế độ báo cáo với chi bộ Đảng, cấp uỷ theo định kì (3 tháng, 6 tháng, học kì, nhân dịp đại hội. Báo cáo về tình hình thực hiện, chủ trương nhiệm vụ biện pháp sắp tới của trường. Sau khi cấp uỷ hoặc chi bộ đã thảo luận ra nghị quyết thì hiệu trưởng phải thực hiện nghiêm túc và cụ thể hoá thành nội dung; công tác của nhà trường.

Thứ ba: Thể chế hoá nghị quyết của chi bộ thành nhiệm vụ cụ thể và tổ chức thực hiện: trong chuyên môn, công tác đào tạo con người mới XHCN được thực hiện trong quá trình giáo dục, trong lớp học, ngoài lớp học, ở gia đình, ngoài xã hội. Đảm bảo toàn bộ quá trình giáo dục của nhà trường phải đi đúng quan điểm chính trị của Đảng, đúng mục tiêu của luật ban hành.

Thứ tư là: phát huy vai trò của các đoàn thể để thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, phải tạo điều kiện cho các đoàn thể hoạt động. Chi đoàn thanh niên nhà trường chịu trách nhiệm phụ trách hoạt động Đội. Đoàn thực hiện nghị quyết chi bộ trong công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng trong nhà trường. Như vậy đối tượng tác động của hiệu trưởng và của Đoàn, Đội tuy hai mà là chung một: Đó là học sinh trong tổ chức lớp, là đội viên trong tổ chức Đội, nhi đồng trong tổ chức Sao nhi đồng.Như vậy hiệu trưởng phải có trách nhiệm phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của Đội. Chính vì chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và Đội nên hoạt động của Đội nhiều khi bị chồng chéo. “việc ai người ấy làm”.

Ví dụ : Phong trào thu gom giấy vụn ở huyện An Dương năm học 2006- 2007. Thực hiện công văn của liên đoàn lao động thành phố, công đoàn và nhà trường phát động mỗi giáo viên 2 kg giấy, mỗi học sinh 1 kg giấy vụn. Do phát động trước nên công đoàn đã hoàn thành chỉ tiêu với công đoàn ngành. Thực hiện công văn của huyện đoàn, liên Đội phát động sau nên học sinh và giáo viên không còn giấy vụn để thu nộp, dẫn đến không hoàn thành chỉ tiêu huyện

đoàn phát động. Như vậy, nếu không có sự thống nhất, phối kết hợp các tổ chức trong nhà trường thì hoạt động của nhà trường sẽ bị xáo trộn.

Ví dụ: Trong một lần dự hội nghị thi “Tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích” tại trường tiểu học T huyện An Dương. Đây là một trường chuẩn quốc gia. Hội thi được dàn dựng công phu, quan khách đến dự đông (vì đây là hội thi tổ chức điểm cho tất cả các trường học tập). Sau khi tổng phụ trách tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu, tổng phụ trách mời hiệu trưởng nhà trường lên khai mạc hội thi. Hội thi lặng đi vì 3 phút trôi qua mới thấy hiệu trưởng lên khai mạc hội thi. Hiệu trưởng khai mạc vài câu qua loa. Thế là hội thi mất đi sự long trọng. Sau hội thi, tìm hiểu ra mới biết Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường đã khoán trắng cho Đội, tổng phụ trách chịu trách nhiệm, hiệu trưởng không nắm được nội dung chương trình của buổi lễ (mặc dù toàn bộ kinh phí đầu tư cho hội thi, tổng phụ trách đề nghị gì, hiệu trưởng phê duyệt đầy đủ). Điều đó chứng tỏ hiệu trưởng chưa có trách nhiệm trong công việc phối kết hợp xây dựng kế hoạch hoạt động Đội. Như vậy hiệu trưởng là người đứng trong cuộc đã trở thành người ngoài cuộc đến “xem” Đội tổ chức hoạt động. Nếu như hiệu trưởng quan tâm hơn nữa sẽ huy động được nhiều hơn nữa “chất xám” của tổ chức Đội và hiệu quả hoạt động Đội sẽ cao hơn.

2.2.2.2. Chưa tổ chức tốt việc bồi dưỡng kĩ năng hoạt động cho cán bộ Đội

Kết quả điều tra ở bảng 2.6. cho thấy có tới 86% ý kiến khẳng định rằng các nhà trường, huyện đoàn chưa làm tốt công tác bồi dưỡng kĩ năng hoạt động cho cán bộ Đội. Thực tế hiện nay chiếm tới trên 50% tổng phụ trách độ chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ công tác Đội. Kết quả khảo sát cho thấy tổng phụ trách được hiệu trưởng cử: giáo viên hát nhạc, giáo viên mĩ thuật, có trường thừa giáo viên nào thì giáo viên đó làm tổng phụ trách. Đội ngũ tổng phụ trách không ổn định. Đội ngũ cán bộ phụ trách chưa được tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ.

Trong bất kì một công tác một tổ chức nào, vấn đề cán bộ lãnh đạo, quản lí luôn là cái gốc của mọi việc. Đội ngũ cán bộ tổ chức càng chặt chẽ, khoa học thì hiệu quả công tác càng cao. Đội ngũ cán bộ phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh ở huyện An Dương chưa được tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ, bởi: Đội ngũ cán bộ Đội không tập trung vào một cơ cấu tổ chức quản lí. Cán bộ phụ trách chia 2 bộ phận rất rõ rệt. Cán bộ phụ trách cơ sở gồm tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm (PTC) do ngành giáo dục đào tạo quản lí.

Cán bộ phụ trách chuyên trách hoạt động Đội từ cấp quận huyện trở lên là do tổ chức đoàn quản lí. Và thực tế đoàn cấp trên cũng chỉ quản lí một cách hình thức đối với cấp chủ tịch hội đồng Đội, bí thư đoàn cơ sở còn thực chất những đồng chí này đều do tổ chức cấp uỷ cùng cấp quản lí.

Do đặc điểm lệ thuộc vào nhiều cơ cấu quản lí nên Đội ngũ cán bộ phụ trách không thực sự thống nhất về tổ chức và hành động. Cùng một lúc, họ chịu sự chỉ đạo của 2 cơ quan có tính chất hoàn toàn khác nhau: Hội đồng Đội chỉ đạo theo tính chất đoàn thể và ngành giáo dục dào tạo chỉ đạo theo tính chất bộ máy hành chính. Khi ngành giáo dục đào tạo thiếu quan tâm, thì xuất hịên tình trạng khoán trắng cho đoàn, cho cán bộ phụ trách. Còn khi ngành giáo dục đào tạo quan tâm, tạo điều kiện cho đoàn, cho cán bộ phụ trách thì Đội có thể phát huy được tính tự quản. Còn nếu không, sẽ dẫn đến tình trạng lấn sân, làm thay và chỉ đạo công tác Đội hoàn toàn theo kiểu hành chính.

Thực tế công tác bồi dưỡng Đội ngũ cán bộ phụ trách Đội của huyện còn nhiều hạn chế:

Thứ nhất: chưa coi trọng việc hình thành, phát triển nhận thức và kĩ năng cho Đội ngũ cán bộ phụ trách Đội: Trước hết chưa coi trọng việc hình thành, chú ý đúng mức việc xây dựng Đội ngũ PTC. Thể thức công nhận PTC tối thiểu cũng không có. Bước vào đầu năm học, giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp nào thì đương nhiên phụ trách chi Đội mang tên lớp đó, khiến cho nhiều giáo viên chẳng bao giờ tự coi mình là PTC và đương nhiên cũng không

biết đến việc xây dựng kế hoạch mà chi Đội mình phụ trách là gì, hoặc nếu có thì cũng chỉ là do trách nhệm, chỉ là hình thức.

Thứ hai: chưa có quy chế xác định rõ nội dung, công việc, trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp: Về hình thức đã có quy chế Hội đồng Đội huyện thành lập hội đồng Đội xã, tổng phụ trách, phụ trách chi Đội, nhưng không quy định rõ nội dung công việc, trách nhiệm và quyền hạn từng cấp, từng thành viên một cấp. Hậu quả là chưa cụ thể hoá chương trình đào tạo rèn luyện theo chức danh, chưa định ra được tiêu chuẩn trình độ nghiệp vụ từng cấp phải được nâng lên như thế nào.

Hội đồng Đội là một cơ quan mà thiếu nó thì không thực hiện được chức năng chỉ đạo. Nhưng hội đồng Đội vừa bao gồm những cán bộ phụ trách chuyên trách, lại gồm cả những đại diện các ngành (cấp huyện có chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo phụ trách công tác Đội các nhà trường…) mà về thực chất không phải ai cũng có nhận thức và kĩ năng đầy đủ về công tác Đội. Về kiến thức quản lí, những đại diện các ngành có thể có, nhưng đó không phải là kiến thức quản lí chuyên ngành công tác Đội.

Đối với cán bộ phụ trách chuyên trách cấp huyện, (qua điều tra thực tế) họ chỉ qua sơ cấp hoặc trung cấp lí luận chính trị và nghiệp vụ đoàn Đội. Cán bộ phòng GD&ĐT phụ trách công tác Đội ở các nhà trường trong toàn huyện nguyên là giáo viên (PTC) được cử lên làm chuyên viên phòng giáo dục. Như vậy họ chưa có nền móng vững chắc để họ có thể đóng vai trò lãnh đạo đối với Đội ngũ tổng phụ trách ở các trường học.

Thứ ba: thiếu tài liệu đáp ứng nhu cầu tự học, tự rèn luyện của cán bộ Đội: Khảo sát 17 thư viện của 17 trường Tiểu học trong huyện, tra mục lục sách tham khảo, mỗi trường chỉ có 2 cuốn: “Công tác Đội ở trường tiểu học” do dự án giáo viên tiểu học cấp. Cuốn sách mới dừng lại ở phần lí thuyết.

Thứ tư: Trong toàn huyện hệ thống nghi thức, biểu tượng tương đồng, tính chất thành viên lãnh đạo tổ chức Đội TNTP đã mất dần. Cán bộ phụ trách

là người lãnh đạo tổ chức Đội. Đây là điều không thể bàn cãi. Thế nhưng, thực tế cán bộ phụ trách còn chưa chứng tỏ họ thực sự là thành viên tổ chức Đội, phải thực hiện chia sẻ những nghĩa vụ và trách nhiệm như là những thành viên. Đồng phục, khăn quàng và các quy định về nghi thức sinh hoạt của cán bộ phụ trách phải có những thể hiện họ vừa là người lãnh đạo nhưng cũng là thành viên của tổ chức Đội. Đã có quy định riêng về kích thước khăn quàng cán bộ phụ trách, nhưng việc thực hiện không đến nơi đến chốn. Về đồng phục, huyện đoàn đã có quy định, các nhà trường đã hỗ trợ kinh phí may đồng phục cho cán bộ phụ trách Đội nhưng khi đi sinh hoạt cán bộ phụ trách không ai mặc. Nếu mặc đồng phục thống nhất khi đi sinh hoạt, cán bộ phụ trách thực hiện đúng quy định nghi thức, đó cũng là một nội dung, một phương thức rất tốt. Với đội viên và Ban chỉ huy Đội, điều lệ Đội quy định rõ về cấp bậc nhưng với cán bộ phụ trách lại không có quy định này. Có thể có người cho rằng thực hiện quy định như vậy làm Đội có vẻ giống một tổ chức quân sự. Nhưng nếu làm được như vậy, không chỉ giúp cán bộ phụ trách tìm được tiếng nói hoà đồng với đội viên , mà chính hệ thống cấp bậc sẽ kích thích sự rèn luyện cũng như sự tự ý thức về tổ chức của mình, tự nguyện gắn bó với tổ chức thiêng liêng của mình, tự rèn luyện để xứng đáng với cấp bậc mình đang đảm nhận.

Thứ năm: Chưa có giải pháp mang tính chiến lược để cán bộ phụ trách gắn bó lâu dài với tổ chức hoạt động Đội. Hiện nay chúng ta mới dừng lại ở mức động viên lẫn nhau, tổng phụ trách yên tâm làm việc từ 3 đến 5 năm. Hội đồng Đội các cấp, nhìn chung khi hết tuổi đoàn, cán bộ phụ trách đều chuyển công tác, khi vững tay nghề thì lại chuyển sang công tác khác. Đây là một lãng phí rất lớn. Đội ngũ mới thay thế không những non nớt thiếu kinh nghiệm, mà đặc biệt, sẽ khó thuyết phục cán bộ phụ trách cấp dưới.

Đội TNTP không phải là một tổ chức của riêng đoàn thanh niên mà đó là tổ chức thiếu niên của Đảng, do Đảng sáng lập để dẫn dắt thiếu niên đi theo lí tưởng của Đảng. Đoàn là tổ chức được Đảng giao cho trách nhiệm phụ

mờ nhạt, lại không có tổ chức cơ sở, đơn vị cơ sở ngang tầm quy mô tổ chức đơn vị cơ sở của Đội ở trong trường học. Các chi đoàn giáo viên có số lượng nhìn chung thấp hơn số lượng các chi Đội – lớp học. Mặt khác vì giới hạn độ tuổi của đoàn, các đoàn viên chỉ có thể tham gia công tác phụ trách một số năm. Thực tế cũng có tổng phụ trách rất yêu nghề nhưng ngại không muốn làm nữa vì tuổi tác không hợp.

2.2.2.3. Hiệu trưởng chưa làm tốt trách nhiệm của mình trong việc tạo điều kiện cho Đội hoạt động (thời gian và kinh phí)

Kết quả điều tra ở bảng 2.8 cho thấy 100% ý kiến cho rằng hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho Đội hoạt động. Nhưng có 53% ý kiến cho rằng hiệu trưởng làm chưa tốt trách nhiệm của mình trong việc tạo điều kiện cho Đội hoạt động (thời gian và kinh phí).

Thực tế về cơ sở vật chất của Đội: 100% các trường tiểu học đều có phòng Đoàn- Đội, trống, âm thanh, loa máy,…nhưng diện tích phòng Đội chật hẹp, như trường như tiểu học An Dương - Một trường chuẩn Quốc gia phải tận dụng đóng nhôm kính kín gầm cầu làm phòng Đội TNTP Hồ Chí Minh. Qua khảo sát các mục thu chi của Đội trong các trường tiểu học: 1 năm thu 10 000đ/1 học sinh (đội viên nhi đồng) tương đương sau khi bán sản phẩm kế hoạch nhỏ. Trường nhiều học sinh thì quỹ Đội có 7 triệu, ít học sinh thì có khoảng 3 triệu. Như vậy nếu hiệu trưởng nhà trường không hỗ trợ về kinh phí thì Đội sẽ không thể tổ chức được các hoạt động lớn của Đội. Qua phỏng vấn sâu một số tổng phụ trách Đội: “Tại sao anh (chị) cho rằng hiệu trưởng nhà trường chưa làm tốt trách nhiệm tạo điều kiện về thời gian ,kinh phí cho Đội hoạt động ? ”. Một số tổng phụ trách trả lời: Những hoạt động ngành giáo dục triển khai yêu cầu bắt buộc làm thì hiệu trưởng tạo điều kiện còn những hoạt động thường xuyên của Đội do tổng phụ trách đề xướng thì hiệu trưởng thường cho rằng không cần thiết có khi còn cho qua và trả lời: “Ai bắt mà phải làm”. Như vậy các hoạt động xã hội như tổ chức cho đội viên thăm quan các di tích lịch sử ở địa phương, danh lam thắng cảnh đất nước, hoạt động trại thiếu nhi,... hầu hết các liên Đội ở trường tiểu học không thực hiện được vì không có kinh

phí. Có những hoạt động nếu không có đoàn cấp trên về kiểm tra thì các nhà trường cũng chỉ tổ chức qua loa, đại khái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc hiệu trưởng thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, hoạt động Đội, vận động quần chúng, gia đình ủng hộ, tham gia các hoạt động Đội, theo kết quả bảng (2.8) thì có từ 97% đến 100% các ý kiến cho rằng đây là việc làm hiệu trưởng cần thực hiện. Có từ 50% dến 60% ý kiến cho rằng hiệu trưởng đã làm tốt trách nhiệm của mình nhưng cũng còn 30% dến 40% ý kiến cho rằng chưa làm tốt.

Kết quả phỏng vấn sâu một số giáo viên chủ nhiệm - Phụ trách chi Đội của một số trường tiểu học trong huyện: “Là một giáo viên chủ nhiệm kiêm Phụ trách chi đội hàng năm thầy (cô) có được hiệu trưởng hỗ trợ cho bản thân chút kinh phí nào không?” 100% các giáo viên chủ nhiệm đều trả lời “Chúng tôi kiêm nhiệm công tác Đội do hiệu trưởng phân công, hưởng lương giáo viên, ngoài ra không có hỗ trợ kinh phí nào khác”.

“Là giáo viên chủ nhiệm - PTC , anh chị đã từng có ý kiến đề xuất nào với hiệu trưởng về công tác Đội chưa?”

Trả lời: “Công việc giảng dạy hiện nay rất nặng nề, hiệu trưởng giao thì phải làm thôi đề xuất sẽ thêm việc ”.

Như vậy thực tế hiệu trưởng chưa thu hút Đội ngũ giáo viên tự nguyện

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ở huyện An Dương thành phố Hải Phòng (Trang 65)