du lịch
2.4.5.1. Quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế TNDN
Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức tập huấn, triển khai công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo Luật Quản lý thuế, Quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của Tổng cục thuế cho lãnh đạo các phòng, các chi cục và các cán bộ chuyên trách công tác quản lý nợ thuế. Quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011 (Thay thế Quyết định số 477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008) của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định như sau:
- Gửi thông báo đôn đốc nộp nợ thuế:
Phòng Kiểm tra thuế thường xuyên nắm tình hình nợ thuế của từng doanh nghiệp do phòng phụ trách để kịp thời nhắc nhở doanh nghiệp nộp số thuế còn nợ (phòng Kiểm tra thuế tra cứu thông tin trực tiếp trên mạng máy tính). Trong vòng 10 ngày sau thời hạn nộp thuế, phòng QLNT thực hiện in Thông báo nợ tiền thuế theo mẫu số 11/QTR chuyển phòng Hành chính gửi doanh nghiệp.
- Thông báo số tiền phạt do nộp chậm tiền thuế
Từ ngày 15 đến ngày 20 hàng tháng, phòng QLNT&CCNT thực hiện in, trình lãnh đạo Cục thuế ký Thông báo phạt nộp chậm tiền thuế theo mẫu số 12/QTR để chuyển phòng Hành chính gửi doanh nghiệp.
Sau khi ra thông báo, nếu phát hiện việc tính phạt bị sai thì phòng QLN&CCNT tập hợp, phân tích lỗi tính sai, nguyên nhân để trình lãnh đạo Cục thuế duyệt điều chỉnh lại số tiền phạt nộp chậm.
- Phân tích tình trạng nợ thuế
Ngày 10 hàng tháng, phòng Kiểm tra thuế (phối hợp với phòng QLN&CCNT) lập danh sách các doanh nghiệp vẫn còn nợ thuế để lập bảng phân tích tình trạng nợ của từng doanh nghiệp theo mức nợ (mẫu số 13/QTR) và theo khả năng thu nợ (mẫu số 14/QTR).
- Lập kế hoạch thu nợ
Căn cứ việc phân tích, đánh giá tình trạng nợ thuế, ngày 15 hàng tháng, phòng Quản lý doanh nghiệp lập kế hoạch đôn đốc thu nợ thuế theo mẫu số 15/QTR. Phân công cán bộ thực hiện kế hoạch thu nợ.
- Thực hiện các biện pháp thu nợ, cưỡng chế thuế
Căn cứ kế hoạch được lập, phòng Kiểm tra thuế thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ theo qui định, đồng thời, công khai danh sách doanh nghiệp cố tình chây ỳ nợ
thuế; lập hồ sơ các trường hợp nợ lớn kéo dài hoặc có tình tiết vi phạm nặng chuyển cho phòng Thanh tra thuế để thực hiện các biện pháp cưỡng chế về thuế theo quy định hoặc chuyển hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của Pháp luật.
Phòng Thanh tra theo dõi kết quả xử lý của các cơ quan pháp luật đối với các hồ sơ đã gửi. Định kỳ hàng tháng tập hợp tình hình số hồ sơ đã gửi và kết quả xử lý, số hồ sơ tồn đọng, thời gian tồn đọng để báo cáo Cục thuế và Tổng cục thuế.
- Báo cáo kết quả thu nợ
Ngày 5 hàng tháng, phòng QLN&CCNT theo dõi đánh giá tổng hợp kết quả thu nợ của các doanh nghiệp so với kế hoạch thu nợ của phòng trong tháng trước và gửi 01 bản cho phòng Dự toán -Tổng hợp Cục thuế. Phòng Dự toán - Tổng hợp phân tích, đánh giá kết quả thu nợ của toàn Cục (các phòng Kiểm tra thuế và các Chi cục thuế) để báo cáo lãnh đạo Cục thuế/ Chi cục thuế, đồng thời gửi báo cáo về Tổng cục thuế (trước ngày 10).
- Lưu trữ hồ sơ.
Phòng Quản lý nợ & Cưỡng chế nợ thuế lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình thực hiện đôn đốc thu nợ của doanh nghiệp. Phòng Dự toán-Tổng hợp lưu các báo cáo tổng hợp tình trạng nợ.
2.4.5.2. Kết quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế TNDN
Trong điều kiện kinh tế suy giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng gặp nhiều khó khăn nên nợ thuế gia tăng cả về đối tượng và tiền thuế, làm cho công tác thu nợ thuế gặp rất nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp nợ thuế và số tiền thuế các DN nợ nói chung và nợ thuế TNDN nói riêng tương đối cao.
Bảng 2.14. Tình hình nợ thuế của doanh nghiệp trong thời gian qua
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.Tổng số nợ các loại thuế trong toàn ngành Tỷ đồng 155,4 369,1 413,4 150,2 220,6 a. Số DN nói chung DN 68 164 217 89 76 b. DN kinh doanh du lịch DN 5 34 37 22 13 2. Tổng số tiền nợ thuế TNDN a. Tổng DN nói chung Tỷ đồng 83,9 210,4 243,9 93,1 121,3 b. DN kinh doanh du lịch Tỷ đồng 1,7 14,7 14,6 7,4 7,3
Do tình hình kinh tế khó khăn, năm 2009 số tiền nợ thuế trong toàn ngành là 155,6 tỷ đồng (trong đó thuế TNDN còn nợ là 83,9 tỷ). Năm 2010 và 2011 là hai năm có số tiền nợ thuế của các Doanh nghiệp cao nhất tương ứng là 369,1 tỷ và 413,4 tỷ đồng, theo đó thuế TNDN nợ tương ứng qua 2 năm là 210,4 tỷ và 243,9 tỷ đồng. Riêng ngành du lịch có số tiền doanh nghiệp nợ thuế TNDN năm 2010 là 14,7 tỷ đồng và năm 2011 là 14,6 tỷ đồng. Điều này phản ánh đúng tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Đến năm 2012, 2013 nền kinh tế bắt đầu phục hồi và ổn định, công tác quản lý nợ được thực hiện chặt chẽ hơn. Vì vậy, số nợ thuế giảm còn 150,2 tỷ đồng và năm 2013 là 220,6 tỷ đồng. Cũng chính vì vậy, số tiền thuế TNDN mà các DN kinh doanh du lịch nợ tương ứng qua hai năm 2012, 2013 còn 7,4 tỷ đồng và 7,3 tỷ đồng. Đây là một kết quả đáng ghi nhận của ngành thuế Hà Tĩnh trong thời gian qua.
Số nợ thuế hàng năm của các doanh nghiệp rất cao, chính vì thế công tác quản lý thu nợ thuế rất được Cục Thuế Hà Tĩnh quan tâm và được ngành thuế thực hiện thường xuyên bằng nhiều biện pháp tích cực như:
- Động viên, thuyết phục nộp nợ thuế, mời các doanh nghiệp nợ thuế lên cam kết nộp nợ, phối hợp với các ngành để thu nợ thuế; giao chỉ tiêu thu nợ thuế gắn với thực hiện nhiệm vụ thu và tiêu chí đánh giá thi đua các tổ chức, cá nhân ngành thuế.
- Thực hiện khấu trừ nợ thuế với số thuế được hoàn, phối hợp với các ngân hàng thương mại để thực hiện cưỡng chế, khấu trừ nộp nợ đối với các doanh nghiệp nợ thuế có số dư trên tài khoản.
- Tổ chức giám sát chặt chẽ kê khai và thu nợ thuế nhất là các doanh nghiệp nợ thuế lớn, kéo dài.
Thực hiện các biện pháp nêu trên trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn đây là việc làm rất áp lực cho ngành thuế, để có thể vẫn thu được thuế mà doanh nghiệp vẫn đồng tình, không có phản ứng là một điều hết sức khó khăn. Tuy nhiên, công tác thu hồi nợ thuế của ngành thuế Hà Tĩnh thời gian qua đạt được kết quả khá. Cụ thể:
Bảng 2.15. Kết quả thu nợ thuế trong thời gian qua
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Tổng số tiền nợ thuế
TNDN được thu hồi
Tỷ
đồng 95 298,7 332 77,8 125
2. Tổng số tiền nợ thuế TNDN được thu hồi của các DN du lịch
Tỷ
đồng 1,0 11,9 11,8 3,9 4,1
3. Tỷ lệ nợ/Tổng thu NS đến
cuối năm % 5 3,70 4,25 4,90 4,70
Kết quả, từ năm 2009 đến năm 2013, toàn ngành thuế đã thu hồi nợ thuế đạt từ 57% đến 81% tổng số nợ thuế, với số tuyệt đối là 95 tỷ đồng (năm 2009); 298,7 tỷ đồng (năm 2010); 332 tỷ đồng (năm 2011); 77,8 tỷ đồng (năm 2012) và 125 tỷ đồng (năm 2013), đưa tỷ lệ nợ ở mức dưới 5% trên tổng thu ngân sách. Riêng tiền thuế TNDN nợ hàng năm của các doanh nghiệp du lịch được ngành thuế quản lý chặt chẽ và thu về tổng số tiền là 32,7 tỷ đồng (trong 5 năm từ 2009-2013) góp phần tăng thu ngân sách, nâng cao chất lượng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp.