Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức điều hành việc quản lý thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 117)

3.3.2.1. Hoàn thiện công tác Quản lý đăng ký và cấp mã số thuế

Trong thời gian qua, Cục thuế Hà Tĩnh luôn chú trọng thực hiện chiến lược cải cách và hiện đại hóa ngành thuế. Trong đó, đi đôi với việc hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật thuế, ngành đã tập trung các giải pháp đẩy mạnh cải cách ở tất cả các thủ tục hành chính thuế như: đăng ký thuế, kê khai tính thuế, nộp thuế, mua hóa đơn ấn chỉ thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, thanh tra, kiểm tra thuế... đều được nghiên cứu, sửa đổi phù hợp theo hướng xóa bỏ các thủ tục rườm rà, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc của người nộp thuế; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế tự giác thực hiện tốt các quy định của pháp luật thuế; tiết kiệm được chi phí về nguồn lực trong quản lý của cơ quan thuế…

Tuy vậy, về khách quan mà nói, quy trình, thủ tục hành chính thuế hiện vẫn còn nhiều phức tạp. Hệ thống văn bản quá nhiều thực sự là khó khăn và thách thức đối với ngành thuế, người nộp thuế. Thế nên, ngành thuế tiếp tục thực hiện một số giải pháp, trong đó tập trung nghiên cứu giảm số lượng kê khai và nộp thuế; rà soát bãi bỏ các thủ tục, chỉ tiêu quá rườm rà khi yêu cầu doanh nghiệp kê khai nộp thuế, tạo môi trường kinh doanh tốt hơn, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay…

Tại nội dung 2.5.2.3, tác giả đã khảo sát ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp KDDL về công tác đăng ký, kê khai và cấp mã số thuế. Kết quả được các doanh nghiệp cho điểm trung bình từ 3,90 đến 3,98 và có 01 ý kiến về thời gian cấp mã số thuế còn khá dài, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, góp phần phát triển nhanh, bền vững, hiện tại, Bộ Tài chính chỉ đạo rà soát bãi bỏ các

thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho doanh nghiệp, người nộp thuế, trong mỗi thủ tục lại rà soát để giảm thời gian nộp thuế, giảm thời gian thông quan của doanh nghiệp, đảm bảo từ nay đến tháng 9 sẽ giảm được 201 giờ theo tính toán của Bộ Tài chính. Các nhóm giải pháp cụ thể là sửa đổi chỉ tiêu khai thuế giảm được 156 giờ, khắc phục sự khác biệt giữa doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế trong thuế TNDN giảm 35 giờ, khắc phục khác biệt giữa chi phí kế toán và chi phí tính thuế giảm 10 giờ và đẩy mạnh nộp thuế điện tử, sẽ giảm được 23 giờ…

Mặt khác, Bộ Tài chính đã và đang chỉ đạo quyết liệt, các thủ tục hành chính sẽ được tính toán chi tiết và giảm tối đa, cụ thể: giảm số lần khai thuế giá trị gia tăng (hiện là 12 lần xuống còn 4 lần, giảm 8 lần), thuế thu nhập doanh nghiệp (hiện đang là 5 lần, xuống còn 1 lần, giảm 4 lần). Như vậy giảm được 12 lần/17 lần. Lúc này, cộng đồng doanh nghiệp đang chờ đợi đột phá của ngành thuế với mục tiêu giảm thời gian khai thuế xuống còn 300 giờ/năm.

Bên cạnh đó, Cục thuế Hà Tĩnh cũng nên đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để doanh nghiệp, người dân có thể theo dõi và tham gia đóng góp ý kiến, phục vụ việc sửa đổi, cải cách thủ tục hành chính, góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

3.2.2.2. Hoàn thiện công tác kê khai, tính thuế

- Tăng cường quản lý các doanh nghiệp KDDL trên địa bàn tỉnh

Như đã đề cập ở phần thực trạng của các doanh nghiệp KDDL trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Các doanh nghiệp KDDL ở tỉnh Hà Tĩnh đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều hộ kinh doanh cá thể tự phát kinh doanh du lịch (Chiếm hơn 98% tổng số 184 doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra). Trình độ quản lý của cán bộ trong doanh nghiệp về luật, chính sách thuế, chế độ kế toán, chế độ sử dụng hoá đơn, chứng từ còn hạn chế. Mặt khác, ý thức chấp hành pháp luật thuế TNDN của một số doanh nghiệp chưa cao, nhiều doanh nghiệp báo cáo số liệu không trung thực nhằm trốn thuế.

Để khắc phục tình trạng trên, Cục thuế cần thực hiện một số giải pháp:

+ Thông qua công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế, cán bộ thuế cần tuyên truyền, phổ biến luật doanh nghiệp và luật thuế TNDN đến các doanh nghiệp KDDL giúp các doanh nghiệp hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình.

+ Tăng cường công tác kiểm tra về thuế là nhiệm vụ trọng tâm nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật thuế.

+ Thực hiện phân loại các doanh nghiệp và có biện pháp xử lý riêng cho từng đối tượng. Đối với những doanh nghiệp chưa thực hiện đúng chế độ kê khai nộp thuế, chế độ kế toán… thì cần tư vấn hỗ trợ về luật thuế. Còn đối với những doanh nghiệp có biểu hiện gian lận thuế thì cần xử lý nghiêm khắc.

+ Triển khai ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế (khai thuế điện tử) để tăng cường hiệu quả quản lý thuế.

+ Kiện toàn lại tổ chức bộ máy của Cục thuế theo hướng nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của bộ máy quản lý thuế. Liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan để tăng cường quản lý hoạt động của các doanh nghiệp.

- Quản lý căn cứ tính thuế

Để có thể tính thuế mọt cách đầy đủ và chính xác cho các doanh nghiệp thì công tác xác định đúng thu nhập tính thuế, phải kiểm soát chặt chẽ giá tính thuế. Để làm tốt công tác này, Cục thuế Hà Tĩnh cần quản lý chặt chẽ doanh thu, chi phí.

Doanh thu và chi phí là yếu tố quan trọng để xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Trong thực tiễn việc quản lý doanh thu và chi phí là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Do các doanh nghiệp luôn tìm cách hạch toán, kê khai dấu bớt doanh thu, tăng chi phí; thậm chí có doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng kê khai lỗ để được giảm thuế. Để khắc phục được tình trạng đó, cần có một số giải pháp:

* Quản lý doanh thu:

+ Cán bộ thuế cần phải giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng bán hàng trực tiếp không dùng hoá đơn. Để làm được việc này, các cán bộ thuế cần theo dõi, kiểm tra thường xuyên các doanh nghiệp, như kiểm tra báo cáo tài chính, quyết toán thuế… và phải thường xuyên đến kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp.

Nếu cơ quan thuế phát hiện doanh nghiệp sử dụng hoá đơn không đúng theo quy định thì cơ quan có quyền thu hồi số hoá đơn đó và xử phạt hành chính. Trường hợp mất hoá đơn thì doanh nghiệp phải lập biên bản và báo cáo cho cơ quan thuế biết để có biện pháp xử lý.

+ Kiểm tra chặt chẽ công tác hạch toán kế toán về doanh thu:

Đối chiếu, so sánh nhằm xác nhận tính trung thực của số liệu kê khai và phát hiện những trường hợp khai man, trốn thuế. Kiểm tra tính hợp pháp, tính liên tục của các hóa đơn bán hàng. Theo quy định hiện hành hóa đơn bán hàng phải sử dụng từ quyển

số nhỏ đến quyển số lớn, từ số nhỏ đến số lớn không được sử dụng cách số, cách quyển.

So sánh ngày của các nghiệp vụ đã vào sổ với ngày trên sổ giao hàng, sổ vận chuyển hàng để phát hiện các trường hợp đã bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ nhưng đơn vị chưa phản ánh vào doanh thu bán hàng.

Đối chiếu các hóa đơn bán hàng với số liệu trên sổ nhật ký bán hàng và sổ chi tiết các tài khoản liên quan.

Đối chiếu lượng hàng hóa tiêu thụ được phản ánh trên sổ sách kế toán với số liệu của các phòng nghiệp vụ liên quan (phòng kinh doanh, phòng tiêu thụ) xem có sự sai lệch không?

Căn cứ vào các hợp đồng kinh tế, hóa đơn bán hàng, báo cáo bán hàng, sổ chi tiết doanh thu, tiến hành đối chiếu với sổ tổng hợp để phát hiện sai lệch trong hạch toán doanh thu. Trường hợp cần thiết có thể đối chiếu với số liệu của khách hàng để kiểm tra tính đúng đắn của số liệu kế toán.

Kiểm tra các trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa để đổi hàng, trả lương, trả thưởng cho CBCNV, dùng đem biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ, hoặc xuất bán thu tiền mặt không hạch toán doanh thu nhằm trốn thuế.

* Quản lý chi phí

Kiểm tra chặt chẽ việc kê khai chi phí hợp lý phù hợp với quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp du lịch có đặc thù là kinh doanh các dịch vụ vô hình một cách tương đối, vì vậy mà công tác quản lý chi phí hợp lý rất khó khăn, đòi hỏi cán bộ thuế phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kiến thức sâu về du lịch – dịch vụ thì mới có thể quản lý tốt chi phí trong DN kinh doanh du lịch.

- Quản lý chặt chẽ thuế suất và ưu đãi về thuế

Thuế suất thuế TNDN hiện nay là 25%, các DN được ưu đãi mức thuế suất 10%, 20% tùy theo thực tế đáp ứng các điều kiện được ưu đãi.

Các doanh nghiệp du lịch đã đánh giá công tác quản lý thuế suất và ưu đãi về thuế tại chương 2 chưa đạt điểm trung bình, “Chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN“

được doanh nghiệp đánh giá chỉ đạt 2,89 và có nhiều ý kiến không hài lòng về công tác này của ngành Thuế Hà Tĩnh trong thời gian qua như thủ tục để xem xét hồ sơ miễn giảm, ưu đãi thuế quá phức tạp, cán bộ ngành thuế chưa hiểu sâu về công tác này gây khó khăn, trở ngại cho các doanh nghiệp du lịch trong quá trình làm hồ sơ thủ tục.

Vì vậy, trong thời gian tới cán bộ ngành thuế phải có kiến thức chuyên sâu về công tác làm hồ sơ, kiểm tra hồ sơ xét miễn giảm, ưu đãi về thuế TNDN cho các DN nói chung và DN kinh doanh du lịch nói riêng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này, nhất là trong thời gian tới các doanh nghiệp du lịch được hưởng các ưu đãi của Thủ tướng chính phủ, Bộ tài chính, Bộ VHTT và Du lịch nhằm kích cầu du lịch.

3.3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Trong thời gian qua, mặc dù công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT của ngành Thuế Hà Tĩnh nói chung và Cục thuế Hà Tĩnh nói riêng đã thực hiện phong phú đa dạng các hình thức tuyên truyền hỗ trợ NNT thuế như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, loa đài, truyền hình), mở nhiều cuộc tập huấn, đối thoại, tuyên dương...với doanh nghiệp về công tác thuế và được các doanh nghiệp đánh giá khá cao với điểm trung bình từ 3,52 đến 3,87. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã có ý kiến: “Ngành thuế tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền, hỗ trợ tập huấn cho các doanh nghiệp về công tác thuế, tuy nhiên thời gian tổ chức nhiều lúc chưa hợp lý như tổ chức vào thứ 7, chủ nhật thì các DN du lịch sẽ không thể tham gia được vì đây là những ngày cao điểm làm du lịch, chất lượng các cuộc tập huấn chưa cao vì các cuộc tập huấn thường lồng ghép nhiều nội dung thuế khác nhau, chưa chuyên sâu vào một nội dung cụ thể”.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT trong thời gian tiếp theo, Cục Thuế Hà Tĩnh nên yêu cầu các phòng thuộc Văn phòng cục và các chi cục thuế TP, huyện tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ tuyên truyền và hỗ trợ tại các đơn vị, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về công tác tuyên truyền, công tác hỗ trợ người nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tại bộ phận “một cửa”. Tổ chức thêm nhiều hình thức (phỏng vấn, giao lưu trực tuyến, đưa kiến thức thuế vào giáo dục ở các trường học, bằng panô, áp phích, ...) tuyên truyền chính sách thuế theo hướng ngắn gọn dễ hiểu, để nhớ, kết hợp thăm dò, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân, phản ánh nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để chính sách, biện pháp quản lý thuế ngày càng hoàn thiện; Hỗ trợ chính sách thuế có các hình thức: hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ theo nhóm đối tượng, hỗ trợ qua thư điện tử, hỗ trợ bằng hộp thư trả lời tự động. Mỗi hình thức hỗ trợ phải phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh nhất định. Ưu tiên áp dụng hỗ trợ qua thư điện tử và hộp thư trả lời tự động.

Ngoài việc tổ chức tập huấn phổ biến chính sách thuế, Cục Thuế cần thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại với DN về những vướng mắc, bất cập mà DN gặp

phải. Trước khi đối thoại với DN phải tìm hiểu xem DN dang vướng cái gì để tổ chức đối thoại sao cho có hiệu quả nhất. Tổ chức các cuộc tập huấn sâu về các nội dung thuế khác nhau, tránh việc lồng ghép nhiều nội dung cùng một lúc.

Cục Thuế cần có định hướng khuyến khích và hỗ trợ dịch vụ tư vấn thuế phát triển trên địa bàn, điều đó sẽ hỗ trợ người nộp thuế hiểu biết, thành thạo hơn về thuế,tiết kiệm được thời gian, chi phí và góp phần giảm tải bớt áp lực công việc cho công chức.

Bên cạnh đó, ngành Thuế cũng phải chú ý đến thời gian tổ chức các biện pháp tuyên truyền hỗ trợ NNT, tránh những ngày, những dịp cao điểm về kinh doanh thì công tác này mới đảm bảo đạt hiệu quả và chất lượng.

3.3.2.4. Tăng cường Thanh tra, kiểm tra thuế

Biểu đồ 2.6 trong chương 2 đã phân tích thực trạng của công tác thanh tra, kiểm tra thuế của Cục Thuế Hà Tĩnh qua sự đánh giá của doanh nghiệp du lịch. Kết quả cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập

(điểm trung bình chỉ đạt từ 3,34 đến 3,74), nhiều ý kiến doanh nghiệp chưa hài lòng về công tác này như: Công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn nặng cơ chế xin cho, nhiều cán bộ thực hiện công tác này chưa thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình, thậm chí có cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế còn hạch sách, nhũng nhiễu doanh nghiệp... Chính vì vậy, để hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh nói riêng và ngành Thuế Hà Tĩnh nói chung, Cục thuế cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, kiểm tra thuế: Kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế của NNT gửi đến; tránh tình trạng kiểm tra xác suất, kiểm tra cho có lệ...nhằm phát hiện những hiện tượng kê khai sai số thuế phải nộp, trốn thuế, gian lận về thuế...

Hai là, thực hiện tốt việc phân tích, đánh giá rủi ro về thuế, lựa chọn DN có rủi ro cao, thiếu độ tín nhiệm, thường xuyên gian lận thuế tiến hành thanh tra thuế; Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về tổ chức, cá nhân nộp thuế và sử dụng phân tích thông tin, đánh giá rủi ro để xác định đúng đối tượng cần thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra hiệu quả của cơ quan thuế và tránh phiền hà cho tổ chức, cá nhân nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế

Ba là, tăng cường số lượng khoản 25- 30% tổng cán bộ ngành, cán bộ giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt (Hiện nay tổng số cán bộ thanh tra,

kiểm tra thuế mới chỉ đạt 5%). Tài sản quý báu nhất trong công tác kiểm tra, thanh tra là nhân lực cũng như cán bộ kiểm tra thuế. Vì vậy, để đảm bảo thành công trong công tác cần thiết phải sử dụng cán bộ kiểm tra có trình độ hiểu biết, có khả năng chuyên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)