Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chuẩn bị nguồn lực cho công tác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 114)

các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tại Cục Thuế Hà Tĩnh trong thời gian vừa qua cũng như mục tiêu hoạt động của ngành Thuế trong thời gian tiếp theo, ngành Thuế Hà Tĩnh nói chung và Cục Thuế Hà Tĩnh nói riêng cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp sau nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

3.3.1. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chuẩn bị nguồn lực cho công tác quản lý thuế TNDN quản lý thuế TNDN

3.3.1.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành thuế

Qua đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của ngành thuế Hà Tĩnh thời gian qua cũng như phản ánh của 184 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần, thái độ phục vụ và văn hóa ứng xử của CBCC ngành Thuế cho thấy điểm trung bình mà các doanh nghiệp đánh giá là từ 3,34 đến 3,97 tức là có khoảng 50% đến 67% số doanh nghiệp hài lòng với CBCC ngành thuế. Kết quả này phản ánh phần nào về công tác nhân sự của ngành thuế Hà Tĩnh trong thời gian qua. Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, số NNT đã, đang và sẽ phát triển một cách nhanh chóng, đa dạng và phức tạp. Quy mô hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng lớn, việc quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng được tin học hoá làm cho nhiệm vụ quản lý ngày càng khó khăn, phức tạp đòi hỏi công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý thuế nói riêng phải được hiện đại hoá cho phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.

Vì vậy, nhiệm vụ xây dựng, kiện toàn tổ chức, củng cố đội ngũ cán bộ thuế tiến lên chính quy, hiện đại đang là yêu cầu hết sức cấp bách. Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thuế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý thuế là: Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phát triển nguồn lực toàn ngành thuế. Cụ thể là:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho đội ngũ công chức thuế. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho công chức trong quy trình công tác.

Quy định công chức ở vị trí công việc nào thì phải tham dự những khóa học nào. Sau một số năm công tác nhất định, công chức phải tham dự khoá học cao hơn, chuyên sâu hơn. Khi luân phiên sang công việc khác, công chức phải bồi dưỡng chuyên sâu về công việc mới.

- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cho từng loại cán bộ thực hiện từng chức năng quản lý thuế, đảm bảo tính chuyên nghiệp để có căn cứ đánh giá, phân loại và bồi dưỡng cán bộ.

- Phân loại công chức theo trình độ, thâm niên công tác...trên cơ sở đó, cơ cấu lại đội ngũ công chức, đảm bảo tập trung nguồn lực thực hiện các chức năng quản lý thuế chủ yếu: Tuyên truyền, hỗ trợ NNT; Xử lý tờ khai và xử lý dữ liệu về thuế;

Quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ; phát triển tin học... giảm thiểu nhân lực đối với các cán bộ phục vụ.

- Ngoài nghiệp vụ chuyên môn giỏi cần đào tạo những cán bộ có “tâm” với nghề, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra Cục thuế nên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của CB CNV để họ yên tâm công tác và phát huy năng lực của mình.

3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống tin học, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế

Sự bùng nổ công nghệ thông tin, mạng internet trong thời gian vừa qua và xu hướng phát triển trong thời gian tới buộc ngành thuế phải đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ tin học để tạo khả năng thích ứng cao và khả năng xử lý, phân tích được khối lượng thông tin khổng lồ, kết nối thông tin với các ngành để quản lý được tình trạng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của từng NNT. Mặt khác, ngành thuế cần phải ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực cung cấp thông tin về thuế cho NNT một cách nhanh chóng thuận tiên nhất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tăng cường tính tự giác tuân thủ luật thuế của NNT. Tuy ngành Thuế Hà Tĩnh đã triển khai công nghệ thông tin vào quá trình quản lý thuế, tuy nhiên công tác này cũng chỉ mới áp dụng tại Văn phòng cục và một số Chi cục có cơ sở hạ tầng tốt như Chi Cục TP Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh... Các Chi cục còn lại vẫn chưa áp dụng hoặc áp dụng chưa hiệu quả.

Năm 2012, tỉnh Hà Tĩnh là một trong những địa thực hiện khá muộn công tác khai thuế điện tử. Đến nay ngành Thuế Hà Tĩnh chỉ xử lý 21.319 hồ sơ khai thuế, số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện kê khai thuế qua mạng internet đang rất thấp. Bên cạnh đó, hiện tại thì chỉ có các doanh nghiệp thuộc quản lý của cơ quan Văn phòng Cục thuế, Chi cục thuế Thành phố Hà Tĩnh, Kỳ Anh, Lộc Hà và Cẩm Xuyên là

kê khai thuế điện tử. Thế nên việc mở rộng khai thuế điện tử là yêu cầu bắt buộc, tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có. Cục thuế nên yêu cầu tất cả các chi cục thuế kể từ 2014 triển khai kê khai thuế qua mạng internet đối với doanh nghiệp mình quản lý.

Bên cạnh đó, ngành thuế cần tích cực hướng dẫn doanh nghiệp mới thành lập thực hiện kê khai thuế qua mạng điện tử ngay sau khi cấp giấy đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế nộp hồ sơ đăng ký kê khai thuế, tổ chức cấp phát hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ kê khai thuế qua mạng điện tử tại bộ phận “một cửa” của cơ quan thuế; đề nghị các doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế trên địa bàn tỉnh cần khẩn trương làm việc với cơ quan cục thuế và các chi cục thuế để được hướng dẫn chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đăng ký kê khai thuế, nộp thuế và giao dịch với ngành thuế thông qua mạng điện tử. Trên cơ sở đó những giải pháp đó, Cục thuế Hà Tĩnh phấn đấu đến cuối năm 2015, có ít nhất 95% doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế trên địa bàn thực hiện kê khai thuế điện tử như yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Cán bộ công chức ngành thuế phải thông suốt việc kê khai thuế qua mạng internet là xu thế tất yếu, là yêu cầu đòi hỏi thực hiện chiến lược cải cách hiện đại hóa ngành thuế giai đoạn 2011-2020, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý thuế hiện đại, từ đó tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp đủ điều kiện thực hiện kê khai thuế điện tử, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ doanh nghiệp, góp phần triển khai chương trình Quản lý thuế tập trung do Tổng cục thuế đang triển khai trong toàn ngành… Muốn vậy, Cục Thuế phải mở các lớp tập huấn chuyên sâu cho các cán bộ kê khai thuế điện tử cũng như cho các doanh nghiệp để công tác đăng ký, kê khai và cấp mã số thuế rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi tốt nhất cho các doanh nghiệp.

Để nâng cao công tác quản lý thuế trong thời đại CNTT, ngành Thuế Hà Tĩnh cần thực hiện một số giải pháp:

- Đào tạo kiến thức về tin học cho toàn bộ CBCNV ngành thuế ở tất cả các văn phòng Cục, các Chi cục.

Để thực hiện tin học hoá ngành thuế thành công thì trình độ cán bộ thuế phải được nâng cao, đặc biệt phải có kỹ năng sử dụng thành thạo công cụ tin học. Hiện nay, một số cán bộ CNV ngành thuế Hà Tĩnh trình độ tin học chưa cao. Vì vậy, Cục thuế, các Chi cục thuế cần có kế hoạch đào tạo phổ cập trình độ sử dụng, khai thác công cụ máy tính ở mức độ thành thạo một cách có chất lượng. Cần xây dựng được đội ngũ cán bộ tin học đủ mạnh, đảm bảo về chất lượng cũng như về số lượng thì mới đủ khả năng điều khiển, vận hành hệ thống tin học lớn.

- Đầu tư xây dựng hệ thống trang thiết bị máy tính hiện đại. Cần thường xuyên nâng cấp các phần mềm quản lý thuế, tránh hiện tượng bị lỗi kỹ thuật.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nghiệp vụ với Tin học.

Các cán bộ tin học thường có xu hướng nhìn sự vật hiện tượng theo quan điểm kỹ thuật thuần tuý, trong khi cán bộ nghiệp vụ ít có kinh nghiệm mô tả được chính xác mình cần gì và cung cấp gì cho phía tin học. Do đó, cần có sự phối hợp giữa các bên.

- Xây dựng một kho cơ sở dữ liệu chung để sử dụng cho toàn ngành khai thác và phối hợp cơ quan liên quan như Hải quan, sở tài chính, Công an... để có thông tin đầy đủ hơn nhằm tăng cường quản lý hoạt động của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)