Quản lý công tác đăng ký, kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế TNDN đố

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 72)

doanh nghiệp kinh doanh du lịch

2.4.2.1. Quản lý việc đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho doanh nghiệp

a. Quy trình đăng ký thuế và cấp mã số thuế

Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của NNT theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo các quy định của pháp luật.

Đối tượng thuộc diện đăng ký thuế phải đăng ký thuế theo mẫu quy định với cơ quan thuế, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư.

Trường hợp đối tượng đăng ký mã số doanh nghiệp theo nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, thì thủ tục đăng ký thuế được thực hiện đồng thời với thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế) thì trong thời hạn 10 ngày doanh nghiệp nhận được Thông báo cơ quan quản lý thuế và mục lục ngân sách (Cục thuế gửi theo đường bưu điện) doanh nghiệp có trách nhiệm liên hệ cơ quan quản lý thuế trực tiếp ghi trên Thông báo để làm thủ tục hoàn tất thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế.

Doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh và dịch vụ nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức đóng trụ sở chính.

Cơ quan Thuế có trách nhiệm cấp chứng nhận đăng ký thuế chậm nhất không quá 5 ngày làm việc đối với các hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại các Cục thuế và 10 ngày đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại các Chi cục thuế, tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế (không tính thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ do người nộp thuế kê khai sai sót).

b. Kết quả tình hình cấp mã số thuế cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch Thường xuyên rà soát các đối tượng có phát sinh SXKD để đưa vào diện quản lý thuế, phát hiện và đưa vào quản lý các trường hợp thực tế có kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh hoặc không kê khai thuế; giám sát các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép kinh doanh nhưng chưa hoạt động hay tạm dừng kinh doanh để quản lý thu khi có phát sinh thuế. Số lượng tờ khai phải nộp, đã nộp, nộp đúng hạn tăng lên cả về số lượng và chất lượng. (Kết quả cụ thể được thống kê qua bảng số liệu 2.11 sau)

Bảng 2.11. Tình hình cấp mã số thuế cho doanh nghiệp của ngành Thuế Hà Tĩnh trong thời gian qua

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.Tổng số mã số thuế được cấp

mới cho doanh nghiệp 172 245 340 410 530

2.Tổng số mã số thuế được cấp mới cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch

10 14 16 20 22

3.Tỷ lệ % số mã thuế cấp cho

DNDL trên tổng số DN được cấp 5.81 5.71 4.71 4.88 4.15

(Nguồn: Báo cáo của Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh năm 2009-2013)

Năm 2009, ngành thuế đã cấp mã số thuế mới cho 172 doanh nghiệp, trong đó, có 10 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Đến năm 2013, ngành thuế Hà Tĩnh đã cấp mới mã số thuế cho 530 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trong số đó có 22 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm qua, số lượng các doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới đã tăng lên 3,1 lần; trong đó các doanh nghiệp du lịch được cấp mã số thuế mới tăng lên 2,2 lần. Bình quân số lượng mã số thuế được cấp mới hàng năm tăng 87%. Điều đó cho thấy số lượng và chất lượng công việc giải quyết công tác đăng ký và cấp mã số thuế của cán bộ ngành Thuế Hà Tĩnh trong thời gian qua rất nhiều và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

2.4.2.2. Quản lý việc kê khai và tính thuế TNDN

a. Quy trình kê khai thuế TNDN

Công tác quản lý kê khai, tính thuế TNDN các Doanh nghiệp du lịch được Cục Thuế Hà Tĩnh thực hiện theo Luật Quản lý thuế và theo Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế, ban hành kèm theo Quyết định số 422/QĐ-TCT ngày 22 tháng 04 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm thu thập, cập nhật thông tin, tạo cơ sở dữ liệu ban đầu phục vụ cho các hoạt động của cơ quan thuế như: Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thu từ đó đề ra các biện pháp quản lý thu có hiệu quả; phân tích rủi ro để lập kế hoạch kiểm tra.

Thực hiện cơ chế “Tự khai, tự nộp thuế”, theo đó NNT khai thuế TNDN tạm tính theo quý (mẫu số 01A/TNDN, 01B/TNDN) cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ nộp thuế; Khai thuế TNDN tạm tính theo từng lần chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (mẫu số 02/TNDN) chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế; Khai thuế TNDN theo tỷ lệ thu nhập trên doanh thu chịu thuế theo tháng, theo lần phát sinh, khấu trừ từ tiền hoa hồng đại lý theo tháng (mẫu số 04/TNDN, 05/TNDN) thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Việc quản lý kê khai, nộp thuế được thực hiện hoàn toàn tự động trên máy tính. NNT có thể nộp tờ khai trực tiếp cho cơ quan thuế hoặc nộp qua đường bưu điện. Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế và đọc vào ứng dụng Quản lý thuế thông qua thiết bị mã vạch hai chiều. Bộ phận nhận hồ sơ khai thuế chuyển tờ khai cho bộ phận Kê khai - Kế toán thuế để xử lý.

Đồng thời với việc nộp hồ sơ khai thuế, NNT trực tiệp nộp tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước với hạn nộp cùng với hạn nộp hồ sơ khai thuế. Căn cứ vào tình hình kê khai của NNT, Bộ phận Kê khai- Kế toán thuế thức hiện việc đôn đốc, nhắc nhở, xử lý vi phạm các trường hợp nộp chậm hồ sơ khai thuế.

Từ năm 2012, Cục Thuế Hà Tĩnh đã áp dụng quy trình khai thuế điện tử nhằm nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp, giảm chi phí và thời gian đi lại cho doanh nghiệp. Quy trình kê khai thuế điện tử được khái quát tại sơ đồ 2.4 và sơ đồ 2.5.

Sơ đồ 2.5. Quy trình kê khai thuế điện tử tại Cục Thuế Hà Tĩnh

Năm 2013 Cục Thuế Hà Tỉnh đã xử lý 21.319 hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp. Trong đó có gần 1 ngàn hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; các loại tờ khai thuế của người nộp thuế đạt tỷ lệ 99%, số lượng tờ khai nộp đúng hạn tăng lên cả về số lượng và chất lượng, thể hiện ý thức chấp hành kê khai thuế của người nộp thuế nâng lên rõ rệt.

b. Quản lý doanh thu và chi phí làm căn cứ tính thuế TNDN

Để xác định đúng số thuế TNDN mà doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải nộp trong kỳ, cần phải xác định chính xác thu nhập tính thuế. Muốn quản lý thu nhập tính thuế TNDN, cần phải quản lý doanh thu từ kinh doanh du lịch và thu nhập từ các lĩnh vực kinh doanh khác để tính thu nhập chịu thuế; cũng như quản lý chi phí được miễn trừ và không được miễn trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với đặc thù chủng loại hàng hoá dịch vụ du lịch rất phong phú, đa dạng và có tính vô hình một cách tương đối nên việc điều tra doanh số rất khó khăn. Các doanh nghiệp này không phản ánh đúng giá cả hàng hoá dịch vụ khi tiêu thụ, hàng hoá dịch vụ tiêu thụ nhiều phản ánh ít, có những trường hợp bán nợ chưa thu tiền không kê khai thuế mà ghi là hàng tồn kho để có thuế âm. Hoặc nhập hàng về đã bán với giá thực tế rất cao nhưng phản ánh trên hoá đơn thì chỉ phản ánh với giá thấp hơn nhiều.

Chính vì vây, để giảm bớt những hiện tượng gian lận về thuế trên, công tác quản lý doanh thu và chi phí của Cục Thuế Hà Tĩnh được thực hiện thường xuyên và khá chặt chẽ. Tất cả quá trình kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng phải có hóa đơn chứng từ đầy đủ và được phản ánh rõ ràng, chính xác qua sổ sách kế toán theo quy định của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, ngành thuế còn thường xuyên tổ chức kiểm tra theo định kỳ và kiểm tra đột xuất các doanh nghiệp. Trong thời gian qua, phòng Kiểm tra – Thanh tra phối hợp với các Chi Cục Thuế đã thực hiện kiểm tra thuế 2792 lượt ở các doanh nghiệp, số thuế phát hiện sau kiểm tra 277,9 tỷ đồng và phạt vi phạm hành chính 66,2 tỷ đồng, giảm lỗ 424,1 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế 1,27 tỷ đồng. Trong đó riêng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, ngành thuế đã tiến hành kiểm tra 38 doanh nghiệp, với số thuế phát hiện sau kiểm tra là 1,74 tỷ đồng và phạt vi phạm 443 triệu đồng. Các hành vi gian lận về thuế của các doanh nghiệp du lịch được phát hiện chủ yếu là cung cấp dịch vụ cho khách hàng mà không có hóa đơn, không vào sổ sách kế toán. Một số doanh nghiệp niêm yết giá bán hoặc ghi vào hóa đơn, sổ sách kế toán giá bán thấp hơn giá bán thực tế cho khách hàng. Đây là những bất cập lớn về quản lý thuế mà ngành thuế Hà Tĩnh nói riêng và toàn ngành thuế nói chung đang gặp phải với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

c. Quản lý thu nhập được miễn giảm thuế

Kể từ khi thực hiện Luật Quản lý thuế, công tác miễn, giảm thuế đã thực hiện tương đối kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, công tác quản lý miễn, giảm chất lượng còn thấp, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng sơ hở của chính sách ưu đãi đầu tư để kê khai miễn giảm thuế không đúng thực chất, gây thất thu cho NSNN.

2.4.2.3. Quản lý việc ấn định thuế TNDN

a. Quy trình ấn định thuế

- Đối tượng bị ấn định thuế:

Căn cứ theo Điều 37, chương IV Luật Quản lý Thuế số 78/2006-QH11, Điều 21 Thông Tư 28/2011/TT-BTC. Cơ quan thuế có quyền ấn định số tiền thuế phải nộp nếu người nộp thuế vi phạm trong các trường hợp sau:

Không đăng ký thuế theo quy định tại Điều 22 của Luật Quản lý thuế;

Không nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định;

Không bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc đã bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng không đầy đủ, trung thực, chính xác các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp;

Không xuất trình tài liệu kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu liên quan đến việc xác định các yếu tố làm căn cứ tính thuế khi đã hết thời hạn kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế;

Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế, có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp;

Người nộp thuế mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá mua vào, bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường.

Có vi phạm pháp luật về thuế hoặc có phát sinh bất hợp lý trong việc kê khai, nộp thuế thì cơ quan thuế ấn định tỷ lệ giá trị gia tăng, tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu hoặc ấn định doanh thu, thu nhập chịu thuế (Việc ấn định này do Bộ Tài chính quy định cụ thể áp dụng đối với từng ngành nghề, hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ.)

Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế;

Đã nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan quản lý thuế nhưng không tự tính được số thuế phải nộp.

- Căn cứ ấn định thuế:

Ngành thuế sẽ kiểm tra các doanh nghiệp trên và thực hiện công tác ấn định thuế. Căn cứ ấn định thuế bao gồm:

Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế thu thập từ Người nộp thuế khai báo; Tổ chức, cá nhân có liên quan đến người nộp thuế; Các cơ quan quản lý Nhà nước khác

Các thông tin về Người nộp thuế kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, cùng qui mô tại địa phương/ địa phương khác; Số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương; Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.

Thời hạn nộp thuế là 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế ký Quyết định ấn định thuế. Trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế với số tiền thuế ấn định từ 500 triệu đồng trở lên, thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế ký quyết định ấn định thuế. (Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với số thuế do cơ quan thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan thuế giải thích hoặc khiếu nại về việc ấn định thuế)

b. Kết quả của công tác ấn định thuế

Trong thời gian qua, do làm tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ về thuế cho NNT nên việc chấp hành các quy định về đăng ký, kê khai thuế cũng như thực hiện công tác báo cáo kết quả kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật nói chung và ngành thuế nói riêng. Chính vì vậy, từ năm 2009 đến nay, không có doanh nghiệp kinh doanh nào trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh bị ngành Thuế ấn định thuế. Đây là một kết quả rất tích cực của ngành Thuế Hà Tĩnh.

2.4.2.4. Quản lý việc nộp thuế TNDN

a. Quy trình nộp thuế

Quy trình nộp thuế của NNT được tóm tắt tại sơ đồ 2.6 như sau:

Sơ đồ 2.6. Quy trình nộp thuế của doanh nghiệp

Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (nộp thuế TNDN) tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì số thuế thu nhập doanh nghiệp được tính nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính. Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Cơ sở kinh doanh phải tạm nộp số thuế TNDN hàng quý theo Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách nhà nước chậm nhất không quá ngày cuối cùng của tháng cuối quý.

Việc xác định ngày nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh được thực hiện như sau:

- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (nộp thuế TNDN) bằng chuyển khoản qua Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thì ngày nộp thuế TNDN là ngày Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác ký nhận trên Giấy nộp tiền vào ngân sách;

- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (nộp thuế TNDN) bằng tiền mặt thì ngày nộp thuế là ngày cơ quan Kho bạc nhận tiền thuế hoặc cơ quan thuế cấp Biên lai thuế.

Cách kê khai để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (nộp thuế TNDN):

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)