- Lập và quản lý sổ sách kế toán là điều kiện không thế thiếu đối với các doanh nghiệp. Với đặc thù là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đa dạng về hàng hóa, dịch vụ, hàng hóa dịch vụ có tính chất vô hình tương đối, thì cần phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định sổ sách và chứng từ kế toán.
- Bên cạnh đó mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều có một mã số thuế và tài khoản ngân hàng. Vậy để công tác quản lý thuế
đạt hiệu quả cao thì yêu cầu đặt ra là cần dần tiến tới thực hiện 100% các giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Trong tình hình hiện nay ở Việt Nam khi giao dịch tiền mặt vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn thì điều này càng cần được xem xét và thực hiện. Việc tiến tới thực hiện tất cả các giao dịch thanh toán thông qua hệ thống tài khoản ngân hàng không những sẽ giúp quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp một cách đầy đủ và chính xác hơn. Thực hiện thanh toán qua ngân hàng cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng tham nhũng trong quá trình quản lý thu thuế hiện nay ở nước ta.
- Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm về công tác nộp thuế, đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Để nâng cao ý thức của các doanh nghiệp du lịch trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN cần thực hiện một số giải pháp: Tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới phương thức tuyên truyền chính sách pháp luật thuế đa dạng hoá nội dung và phương pháp tuyên truyền, phân loại các đối tượng để lựa chọn cách thức tiếp cận và hiệu quả nhằm nâng cáo sự đồng thuận và hiểu biết của người nộp thuế, sự đồng tình chia sẻ trách nhiệm của các ngành, các tổ chức và toàn thể xã hội, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân người nộp thuế để nâng cao sự hiểu biết và tính tự giác tuân thủ trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, thường xuyên nắm bắt tình hình và giải đáp kịp thời những khó khăn vướng mắc đảm bảo thực hiện thuận lợi hiệu quả, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người nộp thuế trong hoạt động SXKD. Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa”, “một cửa liên thông”để giải quyết các thủ tục hành chính; Biểu dương kịp thời những cá nhân, tổ chức người nộp thuế có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời xử lý nghiêm túc các trường hợp có hành vi trốn thuế, gian lận, chây ỳ không chấp hành nghiêm túc nghĩa vụ thuế; Thường xuyên tổ chức và nâng cao chất lượng các buổi hội nghị đối thoại doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho người nộp thuế giải quyết được các vướng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế; khuyến khích người nộp thuế sử dụng ứng dụng tin học hỗ trợ kê khai thuế theo công nghệ mã vạch 2 chiều để nâng cao chất lượng kê khai thuế đã hạn chế được rất nhiều sự sai sót trong công tác kê khai thuế; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của người nộp thuế phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ... từ đó có biện pháp chấn chỉnh, xử phạt để nâng cáo tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế; Tăng cường kỷ cương kỷ luật hành chính, giải quyết nhanh chóng các hồ sơ khai thuế không gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người nộp thuế; Thực hiện bồi thường trách nhiệm cho người nộp thuế do cán bộ, công chức
thuế khi thi hành công vụ gây phiền hà, vi phạm pháp luật làm thiệt hại đến lợi ích của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; Công khai hoá tại trụ sở cơ quan thuế các loại giấy tờ, biểu mẫu và quy trình giải quyết các thủ tục về thuế để người nộp thuế biết đảm bảo thuận lợi cho việc giám sát thực hiện. Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn cho đội ngũ kế toán của doanh nghiệp có kiến thức vững vàng về nghiệp vụ kế toán, am hiểu chính sách pháp luật thuế, có như vậy thì mới nâng cao được tính tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.