Mục tiêu hoạt động của ngành thuế Hà Tĩnh đến năm 2020

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 110)

Mục tiêu của Cục Thuế Hà Tĩnh từ nay đến năm 2020 không nằm ngoài mục tiêu chung của ngành thuế cả nước, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Với số dự toán định hướng xây dựng từ 2015 đến 2020 theo báo cáo của phòng nghiệp vụ dự toán của ngành Thuế Hà Tĩnh như sau:

Bảng 3.1. Dự toán định hướng thu cho NSNN của ngành Thuế Hà Tĩnh

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số dự toán của

Trung ương giao 3.870 4.064 4.226 4.437 4.570 4.845 Số dự toán của

HĐND tỉnh giao 6.065 6.672 7.472 8.518 9.455 10.873

Nguồn: Dự báo của Cục Thuế Hà Tĩnh

- Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu thuế theo dự toán hàng năm của trung ương và vượt dự toán địa phương 10 – 20%.

- Tiếp tục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ thuế đúng với mục tiêu chiến lược và tuyên ngôn ngành thuế đó

“Minh bạch – Chuyên nghiệp – Liêm chính - Đổi mới”, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Xây dựng cơ quan, tổ chức Đảng, các tổ chức đòan thể trong sạch vững mạnh. Phấn đấu 100% các tập thể, cá nhân đạt danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đăng ký.

- Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thuế có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, kiến thức quản lý hiện đại theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, tiêu chuẩn chức danh và ngạch công chức theo quy định.

- Nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật thuế của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng xã hội nhận thức được chấp hành nghĩa vụ thuế là trách nhiệm chung của toàn xã hội qua các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ phong phú.

- Phát triển hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cơ quan thuế; hệ thống quy trình nghiệp vụ thống nhất, có tính liên kết, tự động hóa cao. Mở rộng triển khai dự án hỗ trợ kê khai thuế qua mạng Internet tạ Cục Thuế, tối thiểu 98% NNT thực hiện kê khai và nộp tờ khai đúng qui định. 3.2. Quan điểm, chủ trương quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh

3.2.1. Phương hướng phát triển ngành du lịch của tỉnh Hà Tĩnh

Trong đề án “Phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

của Sở VHTT và Du lịch Hà Tĩnh (2010) đã nêu: “Phát triển du lịch Hà Tĩnh phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của cả nước, định hướng quy hoạch phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các ngành kinh tế khác”.

Theo đó, phát triển du lịch Hà Tĩnh trên bình diện tổng thể, trong mối liên kết với các địa phương, các ngành và liên kết vùng; bảo đảm với tốc độ nhanh, ổn định và bền vững một cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng gắn với việc bảo tồn thiên nhiên, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá bản địa; gắn với lợi ích cộng đồng dân cư, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống nhân dân và gắn với giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội khu vực biên giới, hải đảo.

Với quan điểm đó, mục tiêu phát triển du lịch của đề án là “Phấn đấu để đến năm 2020, du lịch Hà Tĩnh trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, đến năm 2030 là ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống

cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường; đưa Hà Tĩnh trở thành điểm đến hấp dẫn của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước”.

Để đạt được mục tiêu chung đó, ngành du lịch Hà Tĩnh phấn đầu đạt được một số mục tiêu cụ thể sau:

- Năm 2015 thu hút 20 ngàn lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 850 ngàn lượt khách nội địa; đạt mức tăng trưởng khách quốc tế 15%/năm và nội địa 8,7%/năm.

- Năm 2020 thu hút 35 ngàn lượt khách quốc tế, phục vụ 1,15 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 11,8%/năm, nội địa là 6,3%/năm.

- Năm 2030 thu hút 80 ngàn lượt khách quốc tế và 2 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 8,6% và 5,2%/năm.

- Thu nhập du lịch: Trong giai đoạn 2015 – 2030, mục tiêu về thu nhập từ hoạt động du lịch và giá trị tăng GDP của ngành du lịch như sau:

Bảng 3.2. Mục tiêu về thu nhập của ngành du lịch Hà Tĩnh đến năm 2030

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030 1. Thu nhập từ hoạt động du lịch (Triệu USD) 32,5 71,5 225

2. Giá trị tăng GDP du lịch (Triệu USD) 22,1 47,1 145,6

Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch

- Số lượng cơ sở lưu trú cần có: + Năm 2015: Cần có 3.050 buồng. + Năm 2020: Cần có 4.350 buồng. + Năm 2030: Cần có 8.850 buồng.

Căn cứ trên các số liệu dự báo về khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng như cơ cấu chi tiêu của khách và tổng thu nhập của ngành du lịch như đã trình bày ở trên, sau khi trừ chi phí trung gian (lưu trú: 10 - 15%; ăn uống: 60 - 65%; vận chuyển du lịch: 20 - 25%; bán hàng hoá lưu niệm: 65 - 70%; dịch vụ khác: 15 - 20%; tính trung bình khoảng 65 - 70%), khả năng đóng góp của ngành du lịch Hà Tĩnh trong tổng GDP của tỉnh theo các phương án được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2013 (*) 2015 2020 2030 1.Tổng giá trị GDP của Hà Tĩnh (1) Tỷ đồng 6.747,490 2.Tổng giá trị GDP Khối Dịch vụ Hà Tĩnh (1) Tỷ đồng 2.643,470 3. Tổng giá trị GDP ngành du lịch Hà Tĩnh Tỷ đồng 90,200 266,600 463,100 1.322,200 4. Tỷ lệ GDP du lịch so với GDP của Hà Tĩnh % 1,33 5. Tỷ lệ GDP DL so với GDP Khối Dịch vụ % 3,41 6. Hệ số ICOR cho du lịch - - 4,0 3,8 3,5

7. Tổng nhu cầu vốn đầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tư cho DL Hà Tĩnh Tỷ đồng - 545,600 898,700 3.007,400

Nguồn : - (1) Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Hà Tĩnh đến năm 2020 - Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

- (*) Số liệu hiện trạng của Sở VHTT và Du lịch Hà Tĩnh.

3.2.2. Quan điểm quản lý thuế TNDN đối với ngành Du lịch Hà Tĩnh

-Phải thấy được những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong cơ chế hành thu, bộ máy tổ chức thu thuế. Hay nói cách khác là cơ cấu tổ chức của ngành thuế

-Nhận diện được những thủ đoạn, hành vi trốn thuế, tránh thuế, lách thuế của NNT để có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, kịp thời chống thất thu cho ngân sách Nhà nước.

-Phát hiện những bất hợp lý về chính sách thuế để đề xuất chỉnh sửa kịp thời, phù hợp với thực tiễn yêu cầu trong tình hình mới.

-Xây dựng được phương hướng, kế hoạch cho hoạch động của ngành thuế trong tương lai tới với những nhiệm vụ được xác định và mục tiêu hướng tới.

3.3. Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp du lịch các doanh nghiệp du lịch

Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và ngành Th uế Hà Tĩnh nói chung là cơ quan hành pháp, chịu sự quản lý theo ngành dọc trực tiếp từ Tổng cục thuế, và chịu sự

quản lý về chính quyền của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu chủ Cục thuế Hà Tĩnh là quản lý và đôn đốc người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, thực hiện kịp thời và tuân thủ pháp luật về thuế. Do đó trong quyền hạn của mình Cục thuế Hà Tĩnh cần xây dựng, lập kế hoạch hoạt động, chỉ đạo, kiểm tra các bộ phận chức năng, đơn vị trục thuộc khác cho thời gian tới một cách hiệu quả hơn nữa để thực hiện được nhiệm mà cấp trên giao phó.

Dựa vào việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tại Cục Thuế Hà Tĩnh trong thời gian vừa qua cũng như mục tiêu hoạt động của ngành Thuế trong thời gian tiếp theo, ngành Thuế Hà Tĩnh nói chung và Cục Thuế Hà Tĩnh nói riêng cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp sau nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

3.3.1. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chuẩn bị nguồn lực cho công tác quản lý thuế TNDN quản lý thuế TNDN

3.3.1.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành thuế

Qua đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của ngành thuế Hà Tĩnh thời gian qua cũng như phản ánh của 184 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần, thái độ phục vụ và văn hóa ứng xử của CBCC ngành Thuế cho thấy điểm trung bình mà các doanh nghiệp đánh giá là từ 3,34 đến 3,97 tức là có khoảng 50% đến 67% số doanh nghiệp hài lòng với CBCC ngành thuế. Kết quả này phản ánh phần nào về công tác nhân sự của ngành thuế Hà Tĩnh trong thời gian qua. Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, số NNT đã, đang và sẽ phát triển một cách nhanh chóng, đa dạng và phức tạp. Quy mô hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng lớn, việc quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng được tin học hoá làm cho nhiệm vụ quản lý ngày càng khó khăn, phức tạp đòi hỏi công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý thuế nói riêng phải được hiện đại hoá cho phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.

Vì vậy, nhiệm vụ xây dựng, kiện toàn tổ chức, củng cố đội ngũ cán bộ thuế tiến lên chính quy, hiện đại đang là yêu cầu hết sức cấp bách. Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thuế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý thuế là: Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phát triển nguồn lực toàn ngành thuế. Cụ thể là:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho đội ngũ công chức thuế. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho công chức trong quy trình công tác.

Quy định công chức ở vị trí công việc nào thì phải tham dự những khóa học nào. Sau một số năm công tác nhất định, công chức phải tham dự khoá học cao hơn, chuyên sâu hơn. Khi luân phiên sang công việc khác, công chức phải bồi dưỡng chuyên sâu về công việc mới.

- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cho từng loại cán bộ thực hiện từng chức năng quản lý thuế, đảm bảo tính chuyên nghiệp để có căn cứ đánh giá, phân loại và bồi dưỡng cán bộ.

- Phân loại công chức theo trình độ, thâm niên công tác...trên cơ sở đó, cơ cấu lại đội ngũ công chức, đảm bảo tập trung nguồn lực thực hiện các chức năng quản lý thuế chủ yếu: Tuyên truyền, hỗ trợ NNT; Xử lý tờ khai và xử lý dữ liệu về thuế;

Quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ; phát triển tin học... giảm thiểu nhân lực đối với các cán bộ phục vụ.

- Ngoài nghiệp vụ chuyên môn giỏi cần đào tạo những cán bộ có “tâm” với nghề, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra Cục thuế nên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của CB CNV để họ yên tâm công tác và phát huy năng lực của mình.

3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống tin học, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế

Sự bùng nổ công nghệ thông tin, mạng internet trong thời gian vừa qua và xu hướng phát triển trong thời gian tới buộc ngành thuế phải đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ tin học để tạo khả năng thích ứng cao và khả năng xử lý, phân tích được khối lượng thông tin khổng lồ, kết nối thông tin với các ngành để quản lý được tình trạng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của từng NNT. Mặt khác, ngành thuế cần phải ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực cung cấp thông tin về thuế cho NNT một cách nhanh chóng thuận tiên nhất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tăng cường tính tự giác tuân thủ luật thuế của NNT. Tuy ngành Thuế Hà Tĩnh đã triển khai công nghệ thông tin vào quá trình quản lý thuế, tuy nhiên công tác này cũng chỉ mới áp dụng tại Văn phòng cục và một số Chi cục có cơ sở hạ tầng tốt như Chi Cục TP Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh... Các Chi cục còn lại vẫn chưa áp dụng hoặc áp dụng chưa hiệu quả.

Năm 2012, tỉnh Hà Tĩnh là một trong những địa thực hiện khá muộn công tác khai thuế điện tử. Đến nay ngành Thuế Hà Tĩnh chỉ xử lý 21.319 hồ sơ khai thuế, số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện kê khai thuế qua mạng internet đang rất thấp. Bên cạnh đó, hiện tại thì chỉ có các doanh nghiệp thuộc quản lý của cơ quan Văn phòng Cục thuế, Chi cục thuế Thành phố Hà Tĩnh, Kỳ Anh, Lộc Hà và Cẩm Xuyên là

kê khai thuế điện tử. Thế nên việc mở rộng khai thuế điện tử là yêu cầu bắt buộc, tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có. Cục thuế nên yêu cầu tất cả các chi cục thuế kể từ 2014 triển khai kê khai thuế qua mạng internet đối với doanh nghiệp mình quản lý.

Bên cạnh đó, ngành thuế cần tích cực hướng dẫn doanh nghiệp mới thành lập thực hiện kê khai thuế qua mạng điện tử ngay sau khi cấp giấy đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế nộp hồ sơ đăng ký kê khai thuế, tổ chức cấp phát hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ kê khai thuế qua mạng điện tử tại bộ phận “một cửa” của cơ quan thuế; đề nghị các doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế trên địa bàn tỉnh cần khẩn trương làm việc với cơ quan cục thuế và các chi cục thuế để được hướng dẫn chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đăng ký kê khai thuế, nộp thuế và giao dịch với ngành thuế thông qua mạng điện tử. Trên cơ sở đó những giải pháp đó, Cục thuế Hà Tĩnh phấn đấu đến cuối năm 2015, có ít nhất 95% doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế trên địa bàn thực hiện kê khai thuế điện tử như yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Cán bộ công chức ngành thuế phải thông suốt việc kê khai thuế qua mạng internet là xu thế tất yếu, là yêu cầu đòi hỏi thực hiện chiến lược cải cách hiện đại hóa ngành thuế giai đoạn 2011-2020, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý thuế hiện đại, từ đó tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp đủ điều kiện thực hiện kê khai thuế điện tử, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ doanh nghiệp, góp phần triển khai chương trình Quản lý thuế tập trung do Tổng cục thuế đang triển khai trong toàn ngành… Muốn vậy, Cục Thuế phải mở các lớp tập huấn chuyên sâu cho các cán bộ kê khai thuế điện tử cũng như cho các doanh nghiệp để công tác đăng ký, kê khai và cấp mã số thuế rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi tốt nhất cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 110)