3.4.1.1. Hoàn thiện chính sách thuế TNDN đối với các doanh nghiệp du lịch
Thuế TNDN là loại thuế điều tiết vào kết quản sản xuất kinh doanh. Thông qua loại thuế này, Nhà nước giám sát được hiệu quả của sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, Chính phủ cần xây dựng một chính sách thuế đảm bảo tính trung lập cao, giảm bớt các ưu đãi về thuế, khắc phục sự không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành nghề kinh doanh
- Luật thuế TNDN, chính sách thuế TNDN cần được sửa đổi, để có tính ổn định lâu dài, phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay của đất nước, khu vực và thông lệ quốc tế. Xác định rõ căn cứ tính thuế, doanh thu tính thuế, thu nhập chịu thuế, các khoản chi phí được trừ theo hướng phải tiến gần với chuẩn mực kế toán.
- Hiện nay, các nước trong khu vực có mức thuế suất thuế TNDN khá hấp dẫn so với nước ta Singapore: 18%, Hồng Kông: 16.5%, Ma Cao: 12%. Vì vậy, Việt Nam nên giảm mức thuế suất thuế TNDN xuống khoản 20% để khuyến khích sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh nề kinh tế đang trong tình trạng khó khăn.
- Đơn giản hoá chính sách ưu đãi thuế, đối tượng ưu đãi thuế để dễ áp dụng.
3.4.1.2. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp du lịch
Đối với lĩnh vực Thuế, quá trình nộp thuế đã đơn giản được các thủ tục nhưng cần được đơn giản hơn nữa để giảm bớt khó khăn phức tạp cho doanh nghiệp. Nhà nước vẫn chưa thực sự, đặt niềm tin trọn vẹn vào doanh nghiệp du lịch, sợ các doanh
nghiệp trốn, lậu thuế nên khống chế rất chặt chẽ các khoản chi phí sản xuất kinh doanh, định mức tiêu hao, chi trả tiền lương, tiền thưởng...
Mặc dù chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới cơ chế, chính sách theo hướng thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, nhưng việc thực thi chính sách còn yếu kém. Chẳng hạn, theo quy định thì từ lúc doanh nghiệp nộp hồ sơ xin được hoàn thuế thì cơ quan thuế phải giải quyết trong thời hạn không quá 60 ngày. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp phải chờ từ 3 đến 6 tháng mới được giải quyết.
Thời gian hoàn thuế kéo dài làm cho doanh nghiệp không thể tận dụng nguồn tài chính của mình phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chính sách thuế không ổn định, việc hướng dẫn thực hiện chưa thực sự chi tiết, trong khi thực tiễn lại có nhiều hoạt động phát sinh dẫn đến cách hiểu, cách thực hiện khác nhau, thiếu đồng bộ nên doanh nghiệp dễ bị thiệt thòi.
Vì vậy, đề nghị Chính phủ tạo một môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch như:
- Thực hiện hỗ trợ một cách gián tiếp bằng cách tổ chức các khóa học đào tạo cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bằng cách giảm dần và đi đến xoá bỏ các thủ tục rườm rà phức tạp không cần thiết. Các quy định trong quản lý cần rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu.
- Tổ chức định kỳ các cuộc đối thoại với doanh nghiệp, qua từng chủ đề của cuộc đối thoại để tìm hiểu, phát hiện và tháo gỡ các vướng mắc và điều chỉnh chính sách kịp thời nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.