Đặc điểm về loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 52)

Cùng với sự phát triển chung của kinh tế Hà Tĩnh, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tăng lên không ngừng về số lượng và loại hình. Năm 2009 chỉ mới có 113 doanh nghiệp làm du lịch, thì đến năm 2013 con số này đã tăng lên 680 DN (tăng 6

lần). Trong đó số lượng các doanh nghiệp tư nhân luôn tăng nhanh về số lượng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp làm du lịch (chiếm từ 67% đến 78%), các công ty TNHH cũng chiếm tỷ trọng lớn (từ 13% đến 29%). Điều này khá phù hợp với tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn này (Theo thống kê của Cục Thống kê Hà Tĩnh thì số lượng doanh nghiệp Hà Tĩnh trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 tăng gần 18 lần, trong đó DN tư nhân tăng gần 20 lần). Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tĩnh Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2013 được thống kê tại bảng số liệu 2.3.

Bảng 2.3. Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2009 đến năm 2013

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số doanh nghiệp KDDL

phân theo loại hình: 113 145 267 492 680

1.Doanh nghiệp Nhà nước 2 6 11 14 18

2.Công ty cổ phần 2 7 21 33 42

3.Công ty TNHH 18 42 55 60 85

4.Doanh nghiệp tư nhân 43 89 178 382 530

5.Công ty liên doanh 0 1 2 3 5

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh) 2.2.2. Đặc điểm về sự phân bố theo khu vực địa lý

Bảng 2.4. Sự phân bố doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2009 đến năm 2013

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số doanh nghiệp KDDL

toàn tỉnh phân theo khu vực địa lý: 113 145 267 492 680

1.Thành phố Hà Tĩnh 36 46 84 155 214

2. Huyện Nghi Xuân 26 33 61 112 155

4. Huyện Kỳ Anh 18 24 44 80 111

5. Huyện Cẩm Xuyên 16 20 38 70 96

6. Huyện Thạch Hà 9 11 20 37 52

7. Huyện Can Lộc 6 8 15 27 37

8. Các huyện khác 2 3 6 11 15

Sự phân bố các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là không đồng đều. Tỉnh Hà Tĩnh có tổng số 12 huyện, thị xã và thành phố. Trong đó, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung tại thành phố Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Can Lộc. Cụ thể, số DN kinh doanh du lịch đóng tại TP Hà Tĩnh Và huyện Nghi Xuân luôn chiếm trên 32%. Huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên có khoảng 15% tổng số DNKDDL đóng trên địa bàn. Còn các huyện khác chiếm tỷ lệ rất ít, khoảng 2%. Sở dĩ có sự phân bố không đồng đều là do yếu tố tài nguyên du lịch chi phối. TP Hà Tĩnh và một số huyện nêu trên có nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, giao thông thuận lợi và kinh tế phát triển hơn các huyện khác trong tỉnh.

2.2.3. Đặc điểm về các loại hình kinh doanh du lịch

Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách ngày càng tăng, ngành du lịch Hà Tĩnh cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch.

2.2.3.1. Loại hình kinh doanh lưu trú

Bảng 2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh lưu trú trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2009 đến năm 2013

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

1.Tổng số cơ sở kinh doanh lưu trú 71 74 78 118 148

Trong đó: a. Khách sạn 40 42 43 76 92

b. Nhà nghỉ 31 32 35 42 56

2.Tổng số buồng phòng 1.630 1.702 1.790 2.350 2.610 Trong đó: a.Khách sạn 1.141 1.294 1.396 1.927 2.192

b. Nhà nghỉ 489 408 394 423 418

3.Công suất khai thác buồng phòng (%) 56,6 61,6 57,4 69,5 68,3 Trong đó: a. Khách sạn 54,40 67,60 78,10 74,40 76,90 b. Nhà nghỉ 58,80 55,60 36,70 64,50 59,70

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh

Trong giai đoạn 2009 - 2013, hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Hà Tĩnh đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2009, cả tỉnh chỉ có 71 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 1.630 buồng, năm 2011 tăng lên 78 cơ sở với 1.790 buồng và đến năm 2013, toàn tỉnh có 148 cơ sở lưu trú với 2.610 buồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2009-2013 về cơ sở lưu trú du lịch là 21,6%/năm, về số buồng là 39,5%/năm.

Sự phân bố các khách sạn ở Hà Tĩnh không đồng đều. Phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng nhất là khu vực thành phố Hà Tĩnh với 29 cơ sở lưu trú; huyện Nghi Xuân 21 cơ sở; huyện Kỳ Anh 15 cơ sở, huyện Cẩm Xuyên 13 cơ sở, huyện Thạch Hà 7 cơ sở... Đến nay, hầu hết các cơ sở lưu trú trên địa bàn Tỉnh đều bước đầu quan tâm nâng cao chất lượng; dịch vụ du lịch được nâng cao hơn trước như: thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động, đa dạng hoá sản phẩm hướng tới tạo nếp và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách.

Trên thực tế, theo các số liệu cơ bản (số lượt khách, số ngày lưu trú trung bình, số phòng, số giường…) của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, thì công suất này đạt khoảng 46% nếu tính theo phòng (mỗi phòng chỉ có 2 khách lưu trú), còn nếu tính theo công suất giường (tất cả các giường đều có khách lưu trú) thì chỉ đạt 41,3%.

Tính đến nay toàn tỉnh đã có 148 cơ sở lưu trú trong đó có 1 khách sạn 4 sao, 8 khách sạn 3 sao, 19 khách sạn 2 sao, 30 khách sạn 1 sao và 56 đơn vị đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Bảng 2.6. Tình hình chất lượng của các khách sạn tại Hà Tĩnh năm 2013

Chỉ tiêu Số khách sạn Tỷ trọng (%)

Tổng số khách sạn phân theo tiêu chuẩn: 92 100

1. Đạt tiêu chuẩn 5 sao 0 0,0

2. Đạt tiêu chuẩn 4 sao 1 1,1

3. Đạt tiêu chuẩn 3 sao 8 8,7

4. Đạt tiêu chuẩn 2 sao 19 20,7

5. Đạt tiêu chuẩn 1 sao 30 32,6

6. Đạt tiêu chuẩn tối thiểu 34 37,0

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh

0,0%1,1% 8,7%

20,7%

32,6% 37,0%

1. Đạt tiêu chuẩn 5 sao 2. Đạt tiêu chuẩn 4 sao 3. Đạt tiêu chuẩn 3 sao 4. Đạt tiêu chuẩn 2 sao 5. Đạt tiêu chuẩn 1 sao 6. Đạt tiêu chuẩn

Biểu đồ 2.2. Chất lượng của các khách sạn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2013

Nhìn vào biểu đồ 2.2 có thể thấy, trong 148 cơ sở lưu trú hiện nay có 92 khách sạn. Có 34 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu được cấp phép hoạt động phục vụ khách du lịch chiếm 37%; Không có khách sạn nào đạt tiêu chuẩn 5 sao; 30 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao (chiếm 32,6%); 20,7% số khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao còn những khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao chỉ có 9,8%. Qua đó cho thấy, chất lượng dịch vụ của các cơ sở lưu trú đóng trên địa bàn Hà Tĩnh chưa cao. Khách du lịch đến với Hà Tĩnh hầu hết là khách du lịch bình dân, những khách cao cấp, có thu nhập cao vẫn còn hạn chế.

2.2.3.2. Loại hình kinh doanh ăn uống

Các cơ sở ăn uống bao gồm restaurant, coffee-shop, bar, quán ăn nhanh v.v. Các tiện nghi phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cở sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí... nhằm phục vụ khách du lịch cũng như dân cư.

Bảng 2.7. Cơ sở kinh doanh ăn uống tại Hà Tĩnh năm 2013

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng (%)

Tổng số cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa

bàn tỉnh 1263 100

1. Nhà hàng trong khách sạn 168 13,3

2. Nhà hàng độc lập đạt tiêu chuẩn 420 33,3

3. Các cơ sở KD ăn uống khác 675 53,4

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh

Các nhà hàng ăn uống (restaurants) có quy mô phục vụ hàng trăm khách du lịch nằm trong các cơ sở lưu trú phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú. Ngoài ra còn có các cửa hàng ăn uống tư nhân nhỏ phục vụ chủ yếu các món ăn Việt Nam bình dân nằm ở khu vực thành phố Hà Tĩnh, khu du lịch biển Thiên Cầm… Cách bài trí nhà hàng thường đơn giản, với các món ăn đặc sản Âu - Á giá cả bình dân, chất lượng các món ăn đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dân tuy nhiên để phục vụ cho khách du lịch cần chú trọng nhiều hơn đến vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Do mặt bằng hẹp, thiếu không gian cây xanh, chỗ để xe, nên ít đón được các đoàn khách lớn.

Thống kê sơ bộ cho thấy, tổng số cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2013 là 1263 cơ sở. Trong đó, có 168 nhà hàng nằm trong 148 khách sạn

(chiếm tỷ lệ 13,3%); 420 nhà hàng độc lập đạt tiêu chuẩn (chiếm tỷ lệ 33,3%) và 675 các cơ sở kinh doanh ăn uống (các quán ăn bình dân, căng tin,…) chiếm tỷ lệ cao nhất 53,4%. Điều này cho thấy chất lượng dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch cũng như dân cư địa phương đang thấp. Chỉ có một số nhà hàng trong khách sạn và nhà hàng độc lập đạt tiêu chuẩn có chất lượng cao phục vụ khách du lịch. Còn 675 cơ sở kinh doanh ăn uống khác có chất lượng phục vụ còn thấp, hầu hết phục vụ cho dân cư địa phương, các đoàn tham quan vì vậy cơ sở vật chất hạn chế, món ăn đơn giản và giá cả thấp. Đây là một hạn chế lớn cho sự phát triển du lịch của tỉnh Hà Tĩnh.

2.2.3.3. Loại hình kinh doanh lữ hành

Năm 2009 và năm 2010, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chỉ có 2 công ty kinh doanh lữ hành là Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Đồng Lộc và Công ty Cổ Phần Du lịch Hà Tĩnh.

Năm 2012, thành lập thêm 2 công ty kinh doanh lữ hành là Công ty cổ phần Du Lịch và TM Hà Tĩnh và Trung tâm Quảng bá, Xúc tiến Văn hóa – Du lịch (HA TINH TOURIST). Trong 4 công ty lữ hành này thì mới chỉ có 2 công ty được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 7 đơn vị kinh doanh lữ hành trong đó 4 đơn vị được cấp giấy phép lữ hành quốc tế, với 24 hướng dẫn viên quốc tế được cấp thẻ; 20 thẻ nội địa và 30 thuyết minh viên tại điểm.

Sự tăng trưởng các doanh nghiệp du lịch được thể hiện qua biểu đồ 2.3 như sau:

0 1 2 3 4 5 6 7 8 Năm 2009 năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng cơ sở kinh doanh lữ hành 1. DN được phép KD lữ hành quốc tế

Biểu đồ 2.3. Thống kê các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2013

2.2.3.4. Loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch khác

- Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí: Bao gồm bể bơi, sân tenis, trung tâm thể thao, sân golf, massage, câu lạc bộ ban đêm, casino, vũ trường, nhà hát, rạp chiếu phim... các tiện nghi này góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách và kéo dài thời gian lưu trú, khuyến khích sự chi tiêu của du khách.

Thời gian qua việc phát triển các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí cũng như các hoạt động tiêu khiển khác ở Hà Tĩnh còn rất hạn chế, hầu như mới chỉ dừng ở các hoạt động karaoke, massage, bơi lội và đánh tennis. Chưa có hệ thống các công trình thể thao đạt chuẩn đẻ tổ chức các sự kiện lớn.

Các tiện nghi vui chơi giải trí ngoài khách sạn như câu lạc bộ ban đêm, các điểm tham quan và các hoạt động tiêu khiển cũng thiếu.

- Hoạt động vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Bình quân hàng năm khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 15,1%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 13,2%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 22,5%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 30,5%. Việc quản lý xe ô tô vào bến xe đón trả khách, hàng được chấn chỉnh.

2.2.4. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp KDDL trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Thời gian qua, du lịch Hà Tĩnh chủ yếu đáp ứng một phần nhu cầu đó là lưu trú, ăn uống. Du lịch lữ hành đưa các đoàn đi tham quan danh lam thắng cảnh,...còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu của du lịch. Do vậy, khách lưu lại ở đây thường không lâu, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của ngành du lịch.

Thu nhập từ hoạt động du lịch tăng từ 71,64 tỷ đồng năm 2009 lên 120,12 tỷ năm 2011 và đến năm 2013 đạt 234,2 tỷ đồng, mức tăng trưởng xấp xỉ 34,8%/năm. Cơ cấu doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch như kinh doanh lưu trú, kinh doanh ăn uống, kinh doanh lữ hành và kinh doanh các dịch vụ khác có sự thay đổi không nhiều qua các năm.

Khách du lịch đến Hà Tĩnh (cả khách quốc tế và khách nội địa) đều chi tiêu nhiều cho các dịch vụ lưu trú và ăn uống; trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú chiếm tỷ lệ cao nhất 51%, tiếp đến là doanh thu từ việc phục vụ ăn uống chiếm 42%. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chỉ chiếm 2% đến 4% và doanh thu từ các dịch vụ khác chỉ chiếm 5% đến 8,1% trong tổng doanh thu của ngành du lịch Hà Tĩnh. Điều đó cho thấy, các dịch vụ phục vụ khách du lịch ngoài hai dịch vụ cơ bản là lưu trú và ăn uống thì các dịch vụ còn rất hạn chế.

Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua được thống kê tại bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.8. Cơ cấu doanh thu theo các loại hình kinh doanh du lịch tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2009 – 2013

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Loại hình kinh doanh du lịch Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1.Kinh doanh dịch vụ lưu trú 36,54 51,0 48,63 51,0 61,26 51,0 79,47 51,0 116,86 49,9

2.Kinh doanh dịch vụ ăn

uống 30,09 42,0 40,05 42,0 50,45 42,0 65,45 42,0 88,99 38,0 3.Kinh doanh dịch vụ lữ hành 1,43 2,0 1,91 2,0 2,4 2,0 3,12 2,0 9,37 4,0 4.Kinh doanh dịch vụ khác 3,58 5,0 4,77 5,0 6,01 5,0 7,79 5,0 18,97 8,1 Tổng cộng 71,64 100 95,36 100 120,12 100 155,83 100 234,19 100

2.3. Tổng quan về Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh

2.3.1. Sự ra đời và phát triển

Hình 2.1. Trụ sở làm việc của Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh Tên giao dịch: Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh.

Cơ quan chủ quản: Tổng Cục Thuế

Địa chỉ: Số 179 đường Xuân Diệu – TP Hà Tĩnh Điện thoại: 039.3587010

Đường dây nóng: 0393.856011 – 0393.777986

Trước Năm 1990, thời kỳ này chưa có sự chia cắt tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Cục Thuế có tên gọi là: “Cục Thuế Tỉnh Nghệ Tĩnh”. Hà Tĩnh là một thị xã trực thuộc Tỉnh Nghệ Tỉnh, nghành Thuế gồm có 3 phòng chính là: Phòng quốc doanh; Phòng nông nghiệp và Phòng công thương nghiệp.

Cả 3 phòng trên đây đều trực thuộc Sở Tài Chính. Đến ngày 7 tháng 8 năm 1990 Hội Đồng Bộ Trưởng ( HĐBT ) có nghị định số 281- HĐBT về việc thành lập hệ thống thu thuế Nhà Nước trực thuộc Bộ Tài Chính. Ngày 27 tháng 8 năm 1991 Bộ Tài Chính có quyết định số 308 TC /QĐ/ TCCB về việc thành lập Cục Thuế Tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó cho đến nay Cục Thuế có tên gọi là: “Cục Thuế Tỉnh Hà Tỉnh”.

Theo quyết định trên, Cục thuế Hà Tĩnh được thành lập. Cục Thuế chịu sự chỉ đạo song trùng của UBND Tỉnh và Tổng Cục Thuế. Lúc này Cục Thuế gồm 8 phòng:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)