Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 37)

1.3.3.1. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Khả năng thực hiện của doanh nghiệp về hệ thống sổ sách kế toán, kê khai thuế. Nhìn chung, trình độ hiểu biết về thuế ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế còn nhiều hạn chế dẫn đến hành vi trốn thuế, lậu thuế, gian lận về thuế, nợ đọng về thuế vẫn còn diễn ra ở nhiều khoản thu, sắc thuế, vừa làm thất thu cho NSNN, vừa không đảm bảo công bằng xã hội. Những ảnh hưởng của các nhân tố đó cụ thể như sau:

- Ý thức nộp thuế của doanh nghiệp: Ý thức thuế, khác với trốn thuế, không đo lường hành vi mà là đo thái độ của người nộp thuế. Ý thức thuế không là khái niệm mới nhưng đã nhận được rất ít sự chú ý trong các tài liệu về tuân thủ thuế. Có thể định nghĩa ý thức thuế là nghĩa vụ nộp thuế, niềm tin khi đóng góp cho xã hội bằng cách nộp thuế.

Ý thức thuế liên quan chặt chẽ với đạo đức người nộp thuế, “Những tiêu chuẩn về hành vi của việc quản lý công dân hay người nộp thuế trong mối quan hệ của họ với chính phủ” (Song & Yarbrough, 1978, p. 443). Giá trị và thái độ có thể tác động hành vi của cá nhân (Ajzen & Fishbein, 1980 và Lewis, 1982). Spicer & Lundstedt (1974) cho rằng lựa chọn giữa tuân thủ thuế và trốn thuế không chỉ do biện pháp trừng phạt

mà còn là thái độ và các chuẩn mực. Lewis chỉ ra rằng “Trốn thuế có lẽ là hành động duy nhất của người nộp thuế mà qua đó thể hiện sự ác cảm của họ… Qua dự báo, tác giả có thể tự tin rằng nếu thái độ đối với thuế ngày càng tệ thì trốn thuế sẽ ngày càng tăng” (Lewis, 1982). Ý thức thuế giảm làm giảm chi phí tuân thủ của các hành vi bất hợp pháp và khuyến khích tăng hoạt động trong hoạt động kinh tế không chính thức. Alm, Martinez-Vazquez, & Schneider (2004) cho rằng quy mô hoạt động kinh tế không chính thức có thể hữu ích trong việc đo lường mức độ trốn thuế, trong đó quy mô của hoạt động kinh tế không chính thức tỷ lệ nghịch với ý thức thuế, hành động của cá nhân liên quan đến quan điểm của họ về đóng thuế.

Kể từ khi mô hình chuẩn về vấn đề trốn thuế thu nhập (Allingham & Sandmo, 1972) được công bố thì sau đó đã có thêm nhiều nghiên cứu khác về các yếu tố tác động đến việc tuân thủ thuế của người nộp thuế (cụ thể có thể chia thành hai mảng chính là trốn thuế hoặc tuân thủ thuế, riêng nhóm các nhân tố mang tính chất kinh tế thường gắn liền với chủ đề trốn thuế). Trong hầu hết các nghiên cứu đó, bốn yếu tố chính được đề cập bao gồm: mức thu nhập thực tế, thuế suất, xác suất kiểm tra thuế và mức phạt đối với hành vi trốn thuế. Quyết định trốn thuế hay không trốn thuế của người nộp thuế có thể phần nào được giải thích dựa vào việc tính toán, lựa chọn hợp lý các biến số trên. Người nộp thuế lựa chọn trốn thuế hay tuân thủ thuế tốt vì họ đắn đo, cân nhắc giữa chi phí và lợi ích đạt được của việc tuân thủ thuế so với lợi ích có được từ việc trốn thuế, hoặc so sánh giữa lợi ích có được từ việc trốn thuế so với rủi ro bị phát hiện khi bị kiểm tra thuế và mức tiền phạt có thể có.

- Nhận thức về tính công bằng về thuế của các doanh nghiệp: Các nhà quản lý và người nộp thuế tin rằng việc không hài lòng với sự công bằng của hệ thống thuế là nguyên nhân chủ yếu gia tăng tính không tuân thủ. Tính công bằng của thuế bao gồm ít nhất 2 khía cạnh khác nhau “một khía cạnh liên quan đến sự công bằng trong giao dịch’’ , đó là lợi ích nhận được cho mỗi đô la tiền thuế. Khía cạnh khác liên quan đến sự công bằng trong gánh nặng thuế so với những cá nhân khác (Jackson & Milliron, 1986). Vì vậy, sự không công bằng của hệ thống thuế có thể phản ánh người nộp thuế nhận thức rằng họ đang trả quá cao các loại thuế liên quan đến giá trị những dịch vụ do chính phủ cung cấp hoặc liên quan đến khoản thuế của những nguời nộp thuế khác.

Porcano nhận thấy rằng nhu cầu của người nộp thuế và khả năng chi trả là những biến có ảnh hưởng đáng kể nhất đến quan niệm về sự công bằng của hệ thống thuế (Porcano, 1984). Một trong những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế hệ thống thuế là tính

công bằng (Smith, 1776), bao gồm hai khía cạnh: công bằng theo chiều dọc (những người có cùng thu nhập hoặc tài sản sẽ đóng góp một khoản thuế bằng nhau) và công bằng theo chiều ngang (số thuế phải nộp sẽ tăng khi cơ sở tính thuế tăng, nghĩa là những người có khả năng đóng góp thuế nhiều hơn sẽ nộp nhiều thuế hơn).

Wenzel đề nghị 3 khía cạnh của công bằng từ quan điểm của người nộp thuế gồm: (1) Phân phối công bằng (được xem như là việc chuyển đổi các nguồn lực, chẳng hạn so sánh lợi ích và chi phí); và (2) Thủ tục công bằng (xem xét quá trình phân phối nguồn lực); và (3) Xử phạt công bằng (trừng phạt thích đáng khi có hành vi vi phạm các quy định). (Wenzel, 2003)

1.3.3.2. Các nhân tố thuộc về cơ quan quản lý thuế

- Trình độ tin học trong công tác quản lý thuế nếu còn ở mức thấp thì chỉ tập trung chủ yếu vào công việc quản lý về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, quản lý biên lai ấn chỉ. Công việc quản lý thuế bằng phương tiện thủ công, năng suất hiệu quả quản lý còn thấp sẽ dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của cơ quan thuế. Trình độ sử dụng, khai thác chương trình ứng dụng tin học, trình độ kế toán doanh nghiệp của cán bộ cần đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hoá ngành thuế.

- Khả năng dự báo biến động của thị trường trong những năm tới khu vực kinh tế về số lượng đối tượng, quy mô kinh doanh và số nộp ngân sách. Việc quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng của cơ quan thuế làm sao vừa đảm bảo thu ngân sách, thực hiện công bằng giữa các khu vực kinh tế, vừa kích thích sản xuất kinh doanh của khu vực này là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với ngành thuế.

- Nội dung các sắc thuế: Nếu phức tạp, cơ chế quản lý thuế chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính còn rườm rà, sẽ gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân nộp thuế. Vì vậy, cần quy định rõ ràng trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thuế.

- Phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế : Nếu cán bộ thuế thông đồng với doanh nghiệp để trốn thuế; Tổ chức, bố trí cán bộ ở một số bộ phận chức năng chưa phù hợp; Tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trong công việc của một số cán bộ thuế chưa cao… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác thu thuế.

1.3.3.3. Các nhân tố thuộc về chính sách thuế

Để cho người nộp thuế tự giác chấp hành nghĩa vụ của mình, thì bản thân họ phải hiểu rõ về luật thuế đó, phải tự tính ra được số thuế mà họ phải nộp và số thuế này nằm

trong khả năng đóng góp của họ. Do đó, mỗi luật thuế phải có nội dung đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, mang tính phổ thông, phù hợp với trình độ chung của cả người nộp thuế và người quản lý và quan trọng là các mức thuế suất phải được tiến hành trên sự phân tích khoa học, toàn diện để tìm ra được những đáp số phù hợp nhất, sẽ tăng được tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế.

Một hệ thống chính sách thuế và cơ cấu thuế suất hợp lý nhưng tổ chức và cơ chế quản lý thu thuế kém sẽ không đạt được hiệu quả cao. Trong thời gian qua, hệ thống chính sách thuế còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế. Cụ thể:

- Hệ thống chính sách thuế còn nhiều mức thuế suất nên chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất kinh doanh.

- Hệ thống chính sách thuế chưa thực sự đảm bảo bình đẳng, công bằng xã hội về nghĩa vụ thuế, còn có sự phân biệt về thuế suất, điều kiện ưu đãi, mức, thời gian miẽn giảm thuế giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; giữa người Việt Nam với người nước ngoài.

- Hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn giảm thuế còn hạn chế tính trung lập, không đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, đễ phát sinh tiêu cực, làm phức tạp công tác quản lý thuế.

- Các thủ tục quản lý thuế nằm rải rác ở các luật thuế, pháp lệnh thuế, nội dung còn chồng chéo, không nhát quán giữa các sắc thuế, gây khố khăn, tốn kém chi phí cho cả NNT và cơ quan thuế dễ phát sinh tiêu cực trong chấp hành nghĩa vụ thuế.

- Chưa quy định đầy đủ, rõ ràng về nghĩa vụ trách nhiệm phát luật và quyền lợi của đối tượng nộp thuế của cơ quan thuế và của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thuế. Do đó chưa có đủ cơ sở pháp lý để tổ chức quản lý thuế thực sự có hiệu quả.

- Hình thức thanh toán của nền kinh tế hiện nay (Việt Nam) vẫn dùng tiền mặt để giao dịch mua bán là khá phổ biến hầu hết các DN không thông qua các tài khoản tiền gửi tại ngân hàng dẫn đến cơ quan thuế rất khó kiểm soát để thực hiện quản lý thuế.

1.3.3.4. Các nhân tố khác

Các cơ quan Nhà nước khác ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế bao gồm: Cung cấp thông tin NNT; Tuyên truyền, triển khai chính sách pháp luât thuế; Tham gia xây dựng toán và quản lý thu thuế; Kiểm tra, giám sát và xử lý KNTC về thuế; thu nợ, cưỡng chế thuế và nuôi dưỡng nguồn thu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Trang 37)