QUY TRÌNH LẬP HIẾN CỦA CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 36)

5. Kết cấu của Luận văn

2.2.QUY TRÌNH LẬP HIẾN CỦA CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

2.2.1. Quy trình lập hiến ở Trung Quốc

Kể từ khi thành lập nƣớc cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho đến nay, Trung Quốc đã 4 bản Hiến pháp, đó là: Hiến pháp 1954, Hiến pháp 1975, Hiến pháp 1978 và Hiến pháp 1982. Hiến pháp hiện hành của Trung Quốc đƣợc Quốc Hội thông qua ngày 04/02/1982 và có hiệu lực thi hành từ ngày 04/12/1982; sau đó đƣợc sửa đổi bổ sung vào các năm 1988, 1993. Hiến pháp 1982 là bản hiến pháp thể chế hóa tƣ tƣởng và quyết tâm của Đặng Tiểu Bình muốn đặt nền móng vững chắc lâu dài cho sự ổn định và hiện đại hóa đất nƣớc. Bản Hiến pháp đƣợc xây dựng trên cơ sở tích lũy kinh nghiệm phát triển chủ nghĩa\xã hội ở Trung Quốc; Là đạo luật cơ bản của Trung Quốc. Quy trình lập hiến của Trung Quốc đƣợc Hiến pháp năm 1982 quy định tại điều 64 nhƣ sau: “Việc sửa đổi hiến pháp do Ủy ban thƣờng vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc hoặc 1/5 đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc trở lên và do 2/3 tổng số đại biểu đại biểu đại hội nhân dân toàn quốc biểu quyết thông qua”. Tuy Hiến pháp quy định thủ tục sửa đổi và thông qua Hiến pháp theo quy trình khá đơn giản, đó là cơ quan có sáng quyền sửa đổi Hiến pháp thuộc Ủy ban thƣờng vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc hoặc 1/5 số đại biểu đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc trở lên và đề xuất sửa đổi Hiến pháp thông qua nếu có đƣợc sự đồng ý của 2/3 tổng số đại biểu đại hội nhân dân toàn quốc, nhƣng trên thực tế việc đƣa ra chủ trƣơng và quy trình thực hiện sửa đổi Hiến pháp không đơn giản nhƣ quy định trong Hiến pháp. Việc xem xét, thông qua Hiến pháp năm 1982 – đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2004 là một ví dụ:

Trƣớc hết, chủ trƣơng sửa đổi Hiến pháp đƣợc bắt đầu từ Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Trung Quốc. Ngày 27/03/2003, các chủ trƣơng và nguyên tắc chung về sửa đổi Hiến pháp đƣợc đƣa ra xem xét, thảo

32

luận tại cuộc họp của Ủy ban Thƣờng trực Bộ chính trị thuộc ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Trung Quốc.

Sau khi tham khảo ý kiến của các đảng phái; Bộ Chính trị cho chủ trƣơng để các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện.

Trên cơ sở kế hoạch của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp và Ủy ban thƣờng vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, vào tháng 4/2003 chính quyền các cấp nêu đề xuất về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

Dƣới sự chỉ đạo của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, vào tháng 5, 6 năm 2003 bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần 1 đƣợc hoàn tất, sau khi tiếp thu ý kiến của chính quyền địa phƣơng, các bộ ban ngành ở trung ƣơng và những ngƣời có trách nhiệm tại các cơ quan cấp cao của Đảng và nhà nƣớc, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý.

Ngày 28/8/2003 Lãnh đạo các Ủy ban Trung ƣơng thuộc các đảng ngoài Đảng cộng sản và đại diện nhân dân không thuộc đảng phái nào tham gia ý kiến về nội dung dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại cuộc họp do Tổng Bí thƣ Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trì.

Sau khi có ý kiến của các đảng phái, ngày 12/09/2003 các nhà lý luận, chuyên gia pháp lý và các chuyên gia kinh tế tham gia đóng góp ý kiến tại cuộc họp do chủ tịch Ủy ban thƣờng vụ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc kiêm chủ tịch Ủy ban sửa\đổi Hiến pháp chủ trì.

Trƣớc ngày 11/10/2003, hoàn thiện dự thảo 1 của bản Hiến pháp trƣớc khi đƣa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Trung Quốc.

Từ ngày 11 đến ngày 14/10/2003, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc họp và thông qua bản dự thảo.

Ngày 22/12/2003 bản dự thảo Hiến pháp đƣợc công bố rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

33

Từ ngày 22 đến ngày 27/12/2003,Ủy ban thƣờng vụ đại hội đại biểu nhân dân họp để xem xét, thông qua bản dự thảo Hiến pháp theo đề nghị của Ủy ban Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ngày 8/3/2004 tại phiên họp thƣờng niên của đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, sau khi nghe Ủy ban sửa đổi Hiến pháp giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cả nƣớc, các đại biểu thảo luận và cho thêm ý kiến để Ủy ban sửa đổi Hiến pháp tiếp tục hoàn thiện dự thảo.

Ngày 14/3/2004 đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua bằng bỏ phiếu kín [32].

2.2.2. Quy trình sửa đổi Hiến pháp của cộng hoà Liên Bang Nga

Điều 134 Chƣơng 9 Hiến pháp Cộng hoà Liên Bang Nga 1993 quy định quyền kiến nghị về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp thuộc về Tổng thống Liên Bang, Hội đồng Liên Bang (Thƣợng viện), Viện Duma quốc gia (Hạ viện), Chính phủ Liên Bang, các cơ quan lập pháp của các chủ thể Liên Bang và cũng nhƣ ít nhất 1/5 tổng số thành viên Hội đồng Liên bang hoặc 1/5 tổng số đại biểu Đuma Quốc gia.

Theo quy định tại Điều 135, các quy định tại Chƣơng 1 (Những nguyên tắc cơ bản của hệ thống Hiến pháp), Chƣơng 2 (Các quyền và tự do của con ngƣời và công dân) và Chƣơng 9 (Bổ sung và sửa đổi Hiến pháp) là các Chƣơng không thể đƣợc sửa đổi bởi Quốc hội Liên Bang;

Trong trƣờng hợp có kiến nghị sửa đổi các quy định của Chƣơng 1, Chƣơng 2 và Chƣơng 9 của Hiến pháp liên bang Nga đƣợc 3/5 tổng số thành viên Hội đồng liên bang và tổng số đại biểu Đuma quốc gia ủng hộ, Quốc hội lập hiến sẽ đƣợc triệu tập theo quy định của đạo luật hiến pháp liên bang.

Quốc hội lập hiến hoặc quyết định không sửa đổi Hiến pháp liên bang Nga, hoặc soạn thảo bản Hiến pháp mới của liên bang Nga. Quốc hội Lập hiến thông qua dự thảo bởi 2/3 tổng số phiếu hoặc quyết đinh trƣng cầu phúc

34

quyết toàn dân, Hiến pháp Liên bang Nga đƣợc thông qua khi có hơn ½ tổng số cử tri bỏ phiếu tán thành, với điều kiện phải có hơn ½ tổng số cử tri tham gia phúc quyết.

Việc sửa đổi các chƣơng còn lại của Hiến pháp (Chƣơng 3 đến chƣơng 8) sẽ đƣợc tiến hành theo thủ tục thông qua Hiến pháp và Luật Hiến pháp liên bang, các sửa đổi chỉ có hiệu lực khi đƣợc 2/3 các thành viên chủ thể Liên bang phê chuẩn.

Việc thay đổi Điều 65 của Hiến pháp Liên bang (liên quan đến các chủ thể của Liên Bang) đƣợc tiến hành trên cơ sở quy định của Luật hiến pháp liên bang về gia nhập Liên bang, về sự thành lập một chủ thể mới của Liên bang và sự thay đổi quy chế Hiến pháp của chủ thể Liên bang. Trong trƣờng hợp thay đổi tên gọi của nƣớc cộng hoà, lãnh thổ, vùng, thành phố Liên bang, khu vực tự trị liên bang, lãnh thổ tự trị liên bang hoặc tên mới của chủ thể liên bang sẽ đƣợc tiến hành theo quy định tại Điều 65 đã nói trên [13].

2.2.3. Quy trình, thủ tục lập hiến và sửa đổi Hiến pháp Philippin

Vấn đề tu chính hoặc sửa đổi Hiến pháp đƣợc quy định tại điều 17 Hiến pháp 1987 của Philippin, khái quát nhƣ sau:

Bất kỳ sự tu chính hay sửa đổi nào đối với Hiến pháp có thể đƣợc đề xuất bởi: Quốc hội trên cơ sở có sự đồng ý của ¾ tổng số đại biểu hoặc Hội nghị về Hiến pháp.

Đƣợc sự đồng ý của 2/3 tổng số đại biểu, Quốc hội có thể triệu tập hội nghị về Hiến pháp hoặc đƣợc sự đồng ý của đa số đại biểu đệ trình với cử tri đề xuất hội nghị nhƣ vậy (khoản 3 điều 18).

Bất kỳ sự tu chính hay sửa đổi Hiến pháp theo đề xuất của các chủ thể nói trên (Quốc hội trên cơ sở có sự đồng ý của ¾ tổng số đại biểu hoặc hội nghị về Hiến pháp) đều có giá trị khi đƣợc đa số phiếu đồng ý trong cuộc trƣng cầu dân ý(đƣợc tổ chức không sớm hơn 60 ngày và không muộn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35

hơn 90 ngày khi việc tu chính hay sửa đổi Hiến pháp đó đƣợc phê chuẩn - khoản 4 điều 17).

Hiến pháp Philippin cũng quy định rõ "Sửa đổi Hiến pháp có thể do ngƣời dân trực tiếp đề xuất thông qua đơn đề nghị của ít 12% tổng số cử tri đƣợc đăng ký, trong đó mỗi đơn vị bầu cử phải đƣợc đại diện bởi ít nhất 3/5 số cử tri đăng ký ở đó"(khoản 2 điều 17).

Bất kỳ sự tu chính hay sửa đổi Hiến pháp theo đề xuất trực tiếp của ngƣời dân có giá trị khi đƣợc đa số phiếu đồng ý trong cuộc trƣng cầu ý dân (đƣợc tổ chức không sớm hơn 60 ngày và không hơn 90 ngày sau khi đƣợc Ủy ban các vấn đề bầu cử (Ủy ban này là 1 trong 3 Ủy ban hiến định độc lập, bên cạnh Ủy ban công vụ và Ủy ban kiểm toán) xác nhận đơn đề xuất có giá trị.

Hiến pháp Philippin cũng quy định rõ: không có sự sửa đổi nào trong vòng 5 năm đầu kể từ ngày phê chuẩn bản Hiến pháp này và không sửa đổi quá 2 lần trong mỗi năm năm tiếp theo (khoản 2 điều 17)[29].

2.2.4. Quy trình sửa đổi Hiến pháp của Cộng hoà Indonesia theo Hiến pháp hiện hành - Hiến pháp 1945 Hiến pháp hiện hành - Hiến pháp 1945

Theo quy định tại điều 37 Hiến pháp Indonesia 1945 đề xuất sửa đổi Hiến pháp có thể đƣợc đƣa vào chƣơng trình Nghị sự của Nghị viện (Ở Indonesia gọi là Hội đồng tƣ vấn nhân dân) nếu nó đƣợc ít nhất 1/3 tổng số thành viên của Hội đồng tƣ vấn nhân dân đệ trình. Mỗi đề xuất sửa đổi các quy định của Hiến pháp phải đƣợc đệ trình bằng văn bản và ghi nhận rõ ràng, phần nào cần đƣợc sửa đổi và lý do của việc sửa đổi. Để sửa đổi các quy định của Hiến pháp phiên họp của Hội đồng tƣ vấn nhân dân (tên gọi khác của Nghị viện) phải có sự tham gia của ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tƣ vấn nhân dân. Quyết định sửa đổi các quy định của Hiến pháp phải đƣợc sự đồng thuận của ít nhất 50% cộng 1 phiếu bầu của tất cả thành viên Hội đồng tƣ vấn nhân dân. Đặc biệt, các quy định về hình thức đơn nhất nhà nƣớc cộng hoà Indonesia bị sửa đổi [13].

36

2.2.5. Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Vƣơng quốc Thái Lan Thái Lan

Điều 291 Chƣơng 15 Hiến pháp vƣơng quốc Thái Lan năm 2007 quy định việc bổ sung, sửa đổi Hiến pháp Thái Lan đƣợc tiến hành theo thủ tục sau đây:

- Sáng kiến sửa đổi Hiến pháp thuộc về Hội đồng bộ trƣởng hoặc ít nhất 1/5 tổng số thành viên của Viện dân biểu (Hạ viện), 1/5 thành viên của Thƣợng nghị viện hoặc của cả 2 viện hoặc những ngƣời có quyền bầu cử với số lƣợng không ít hơn 50.000 ngƣời. Theo quy định của Luật về kiến nghị ban hành luật, các kiến nghị sửa đổi mà có thể làm thay đổi bản chất chế độ chính quyền dân chủ với nhà Vua là nguyên thủ quốc gia hay thay đổi hình thức nhà nƣớc đều bị cấm;

Kiến nghị sửa đổi phải đƣợc làm dƣới hình thức một dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Quốc hội phải xem xét nó trong 3 lần đọc;

Việc bỏ phiếu trong lần đọc (reading) thứ nhất để chấp thuận về nguyên tắc đƣợc thực hiện bằng biểu quyết công khai và sửa đổi chỉ có thể đƣợc chấp thuận nếu trên 50% số phiếu của tổng số thành viên của hai viện là phiếu thuận;

Việc xem xét trong lần đọc thứ hai đƣợc thực hiện từng lần một và phải lấy ý kiến công chúng với sự tham gia của những ngƣời có quyền bầu cử đã đƣa ra kiến nghị sửa đổi Hiến pháp. Việc bỏ phiếu trong lần đọc thứ 2 để xem xét từng phần đƣợc thực hiện bởi đa số giản đơn (Simple majority).

Sau khi kết thúc lần đọc thứ hai phải có một khoảng thời gian 15 ngày trƣớc khi Quốc hội tiếp tục các thủ tục với lần đọc thứ ba;

Việc bỏ phiếu trong lần đọc thứ ba và cũng là lần đọc cuối cùng đƣợc thực hiện bằng biểu quyết công khai và việc bỏ phiếu chỉ đƣợc chấp thuận khi có hơn 50% tổng số thành viên hiện có của 2 viện. Sau khi nghị quyết sửa đổi

37

Hiến phải đƣợc thông qua, dự thảo sửa đổi Hiến pháp đƣợc chuyển cho Vua theo quy định của Điều 150 và Điều 151 của Hiến pháp theo đó khi một dự luật đã đƣợc Quốc hội chấp thuận, Thủ tƣớng sẽ trình dự luật đó lên Vua để xin chữ ký trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận đƣợc dự luật đó từ Quốc hội. Dự luật đó sẽ có hiệu lực từ lúc công bố trên công báo hoàng gia. Nếu nhà vua từ chối phê chuẩn và trả dự luật đó cho Quốc hội hay không gửi trả cho Quốc hội trong vòng 90 ngày Quốc hội phải thảo luận lại dự luật đó và trong lần bỏ phiếu thứ 2 để khắc phục sự phủ quyết của nhà vua dự luật sẽ đƣợc thông qua nếu có đủ từ 2/3 trở lên số phiếu thuận của cả 2 viện. Dự luật đƣợc thông qua lần thứ 2 sẽ đƣợc Thủ tƣớng chuyển lại dự luật cho Vua, trong lần này dù Vua có ký hay không ký dự luật trong vòng 30 ngày thì luật đó cũng sẽ đƣợc công bố trên công báo của Chính phủ và trở thành luật[29].

2.2.6. Quy định thủ tục bổ sung, sửa đổi Hiến pháp của Campuchia theo Hiến pháp 1993 theo Hiến pháp 1993

Điều 132 của Hiến pháp Campuchia 1993 quy định sáng kiến sửa đổi Hiến pháp thuộc về Vua, Thủ tƣớng, Chủ tịch quốc hội khi có đề nghị của ít nhất 1/4 thành viên của Quốc hội. Hiến pháp sửa đổi sẽ đƣợc thực hiện bằng việc ban hành một đạo luật hiến pháp (Constitutional Law) và đạo luật này phải đƣợc ít nhất 2/3 thành viên của Quốc hội bỏ phiếu thuận.

Theo quy định tại Điều 133 Hiến pháp không thể đƣợc sửa đổi trong giai đoạn đất nƣớc có tình trạng khẩn cấp[29].

2.2.7. Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Cộng hoà Azerbaijan năm 1995 Azerbaijan năm 1995

Theo quy định tại Điều 156 Hiến pháp Cộng hoà Azerbaijan 1995, thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp đƣợc quy định nhƣ sau:

Việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp sẽ đƣợc xây dựng theo hình thức Luật Hiến pháp (Constitutional law). Luật sửa đổi Hiến pháp sẽ đƣợc biểu quyết

38

hai lần, lần biểu quyết thứ hai đƣợc tổ chức sau 6 tháng so với lần thứ nhất, điều kiện để thông qua của mỗi lần biểu quyết là đa số tuyệt đối (trên 50%) số phiếu thuận. Sau khi biểu quyết ở lần thứ nhất cũng nhƣ lần thứ hai dự luật sẽ chuyển đến cho Tổng thống để ký xác nhận. Luật sửa đổi Hiến pháp sẽ có hiệu lực sau khi đƣợc Tổng thống ký phê chuẩn sau lần biểu quyết thứ 2.

Điều 157 của Hiến pháp quy định sáng kiến sửa đổi Hiến pháp thuộc về Tổng thống hoặc ít nhất 63/95 đại biểu Nghị viện yêu cầu. Chƣơng 5 (Quyền lập pháp) và Chƣơng 6 (Quyền hành pháp) của Hiến pháp không thể là đối tƣợng kiến nghị sửa đổi Hiến pháp. Hiến pháp chỉ có hiệu lực sau khi đã trƣng cầu dân ý và đã đƣợc đa số tuyệt đối số ngƣời bỏ phiếu tán thành[29].

2.2.8. Quy định về sửa đổi Hiến pháp của Hiến pháp Bulgaria 1991

Điều 153 Chƣơng 9 Hiến pháp Bulgaria 1991 quy định Quốc hội có toàn quyền sửa đổi các quy định của Hiến pháp trừ một số quy định thuộc quyền của Quốc hội lớn (Quốc hội lớn của Bulgaria gồm 400 thành viên do bầu cử thành lập nên, trong khi đó Quốc hội của Bulgaria chỉ có 240 thành viên, Quốc hội là cơ quan hoạt động thƣờng xuyên của Quốc hội lớn).

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 36)