0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

QUY TRÌNH LẬP HIẾN Ở CỦA CÁC NƢỚC PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH LẬP HIẾN Ở VIỆT NAM (Trang 28 -28 )

5. Kết cấu của Luận văn

2.1. QUY TRÌNH LẬP HIẾN Ở CỦA CÁC NƢỚC PHÁT TRIỂN

2.1.1. Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Hoa Kỳ theo Hiến pháp 1787

Điều 5 Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 quy định khi có từ 2/3 trở lên thành viên của cả hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ đề nghị hoặc theo yêu cầu của các cơ quan lập pháp ở 2/3 các Bang, Quốc hội sẽ đƣa vấn đề sửa đổi Hiến pháp ra xem xét và sẽ triệu tập đại hội để đề xuất những điều sửa đổi. Cả trong 2 trƣờng hợp nói trên, sự sửa đổi Hiến pháp sẽ có hiệu lực nếu Hiến pháp sửa đổi đƣợc phê chuẩn bởi các cơ quan lập pháp của 3/4 các bang hoặc bởi đại hội của 3/4 các bang theo một thể thức phê chuẩn do Quốc hội đề nghị với điều kiện là những điều sửa đổi đó đƣợc đề xuất sau 1808 và quyền bỏ phiếu của tất cả các bang đƣợc đảm bảo trong Thƣợng viện (Viện đại diện cho quyền lợi của các bang) [13].

2.1.2. Cách thức bổ sung, sửa đổi Hiến pháp của cộng hoà Liên Bang Đức Bang Đức

Điều 144 Hiến pháp Cộng hoà Liên Bang Đức 1949 (sửa đổi bổ sung năm 2002) quy định Hiến pháp Đức đƣợc thông qua khi đƣợc ít nhất 2/3 số nghị sĩ của hai viện tán thành. Đồng thời để Hiến pháp có hiệu lực Hiến pháp mới phải đƣợc ít nhất 2/3 các chủ thể của Liên bang phê chuẩn. Sau khi Hiến pháp đƣợc phê chuẩn Hiến pháp sẽ đƣợc công bố bởi Hội đồng Nghị viện, Hiến pháp sẽ có hiệu lực vào ngày đƣợc công bố, việc công bố đƣợc đăng trên công báo của Liên bang [13].

2.1.3. Quy định về sửa đổi Hiến pháp của Cộng hoà Pháp

24

điều 89 của Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958 (sửa đổi, bổ sung 1962,1992,1993,1995) quy định sáng kiến sửa đổi Hiến pháp thuộc về Tổng thống, Thủ tƣớng và các thành viên của Nghị viện, nhƣ vậy cơ quan hành pháp và lập pháp cùng chia sẻ sáng quyền lập hiến. Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của Chính phủ hoặc các thành viên Nghị viện phải gửi đến hai viện của Nghị viện trong cùng một thời gian. Sau khi hai viện thảo luận, dự thảo về sửa đổi Hiến pháp chỉ đƣợc thông qua khi có ít nhất 2/3 thành viên của hai viện tán thành. Sau đó Hiến pháp sửa đổi sẽ đƣa ra toàn dân phúc quyết trong một cuộc trƣng cầu dân ý. Không đƣợc tiến hành hoặc tiếp tục tiến hành thủ tục sửa đổi Hiến pháp nếu điều đó vi phạm đến sự toàn vẹn lãnh thổ. Hình thức chính thể cộng hoà của nhà nƣớc Pháp không thể là đối tƣợng của sửa đổi Hiến pháp [13].

2.1.4. Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Hà Lan theo Hiến pháp 1983 (bổ sung, sửa đổi năm 1989)

Điều 137 Chƣơng 8 Hiến pháp Hà Lan quy định việc sửa đổi Hiến pháp sẽ đƣợc quyết định bởi Nghị viện bằng việc ban hành một văn bản luật trong đó nói rõ việc sửa đổi Hiến pháp sẽ đƣợc tiến hành. Dự luật về bổ sung, sửa đổi Hiến pháp đƣợc hai viện của Nghị viện thảo luận và thông qua khi có 2/3 trở lên số phiếu thuận. Dự luật do Nghị viện thông qua phải đƣợc Vua phê chuẩn. Sau khi Vua phê chuẩn Hiến pháp sửa đổi sẽ đƣợc công bố và có hiệu lực ngay lập tức. Việc công bố Hiến pháp sửa đổi sẽ đƣợc công bố bằng một sắc lệnh của Vua[29].

2.1.5. Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Italia theo Hiến pháp 1947(sửa đổi 2003) Hiến pháp 1947(sửa đổi 2003)

Điều 138 của Hiến pháp Italia 1947 (sửa đổi năm 2003) quy định việc sửa đổi Hiến pháp hoặc Luật hiến pháp (Constitutional Law) sẽ đƣợc thảo luận và biểu quyết riêng ở từng viện và việc biểu quyết sẽ đƣợc tiến hành 2

25

lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 3 tháng và việc sửa đổi sẽ đƣợc thông qua khi có trên 50% số Nghị sĩ của Nghị viện bỏ phiếu thuận sau đó dự luật đƣợc thông qua sẽ đƣa ra trƣng cầu dân ý. Việc trƣng cầu dân ý sẽ đƣợc tiến hành trong vòng 3 tháng sau khi Nghị viện thông qua dự thảo Hiến pháp sửa đổi hoặc Luật hiến pháp. Việc trƣng cầu dân ý về dự thảo Hiến pháp đƣợc tiến hành khi có yêu cầu của ít nhất 1/5 số đại biểu của Nghị viện hoặc yêu cầu của ít nhất 50.000 cử tri hoặc ít nhất 5 Hội đồng vùng (Regional council) yêu cầu. Hiến pháp sửa đổi sẽ đƣợc thừa nhận nếu đƣợc trên 50% số phiếu hợp lệ bỏ phiếu thuận.

Khoản 2 Điều 138 Hiến pháp quy định việc trƣng cầu dân ý sẽ không cần thiết nếu lần bỏ phiếu thứ hai ở cả hai viện đều đạt từ 2/3 trở lên số phiếu thuận của các thành viên Nghị viện. Theo quy định tại Điều 139 hình thức nhà nƣớc cộng hoà không thể là đối tƣợng của sửa đổi Hiến pháp [13].

2.1.6. Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Bỉ theo Hiến pháp 1970 (sửa đổi 1994) pháp 1970 (sửa đổi 1994)

Điều 195 Hiến pháp Bỉ 1970 (sửa đổi 1994) quy định cơ quan lập pháp có quyền tuyên bố sửa đổi Hiến pháp. Sau khi cơ quan lập pháp tuyên bố nhƣ vậy, hai viện của cơ quan lập pháp sẽ giải thể.

Theo quy định tại Điều 46 việc giải tán Nghị viện đồng thời kéo theo việc tổ chức bầu cử Nghị viện mới trong vòng 40 ngày và sau 2 tháng sau khi giải thể hai viện của Nghị viện mới đƣợc thành lập. Nhà vua là ngƣời có quyền giải tán hai viện và triệu tập cuộc bầu cử, cuộc bầu cử của hai viện mới sẽ đƣợc tiến hành. Hai viện của Quốc hội mới sẽ xem xét vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Hiến pháp sửa đổi sẽ đƣợc thông qua nếu có từ 2/3 trở lên số thành viên Nghị viện bỏ phiếu thuận.

Điều 196 của Hiến pháp quy định Hiến pháp không thể đƣợc sửa đổi trong thời kỳ đất nƣớc có chiến tranh hoặc trong thời kỳ mà hai viện của Nghị viện bị cản trở không đƣợc họp một cách tự do[29].

26

2.1.7. Quy định thủ tục bổ sung sửa đổi Hiến pháp của Hy Lạp theo Hiến pháp 1975 (bổ sung, sửa đổi năm 1986) Hiến pháp 1975 (bổ sung, sửa đổi năm 1986)

Điều 110 của Hiến pháp quy định sáng kiến sửa đổi Hiến pháp đƣợc quyết định bởi Nghị viện theo đề nghị của ít nhất 50 Nghị sĩ và đƣợc phê chuẩn nếu có ít nhất 3/5 tổng số thành viên của Nghị viện bỏ phiếu thuận trong 2 lần bỏ phiếu cách nhau ít nhất một tháng;

- Nếu việc sửa đổi Hiến pháp đã đƣợc thực hiện bởi Nghị viện thì Nghị viện khoá sau trong phiên họp đầu tiên với đa số tuyệt đối của tất cả thành viên sẽ quyết định có xem xét lại hay không việc sửa đổi Hiến pháp;

- Nếu dự thảo Hiến pháp sửa đổi đƣợc thông qua bởi đa số thành viên của Nghị viện nhƣng không đủ tỷ lệ 3/5, Nghị viện khoá sau trong phiên họp đầu tiên có thể xem xét lại đề nghị sửa đổi nếu đủ ít nhất từ 3/5 trở lên số nghị sĩ của Nghị viện yêu cầu. Các sửa đổi của Hiến pháp sẽ đƣợc công bố trong công báo của Chính phủ trong vòng 10 ngày kể từ ngày Nghị viện thông qua và có hiệu lực vào ngày do Nghị viện xác định bằng một nghị quyết riêng. Sửa đổi Hiến pháp sẽ không đƣợc tiến hành trong vòng 5 năm kể từ ngày sửa đổi Hiến pháp trƣớc đó (các bổ sung, sửa đổi Hiến pháp phải cách nhau ít nhất 5 năm). Tất cả các luật và các văn bản pháp quy hành chính nếu trái với Hiến pháp đều không có hiệu lực[29].

2.1.8. Quy trình xem xét, sửa đổi Hiến pháp tại Nhật Bản

Hiến pháp hiện thời của Nhật Bản ra đời từ năm 1946, có hiệu lực chính thức từ ngày 03/5/1947.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản đầu hàng phe đồng minh, với mong muốn một nƣớc Nhật theo đƣờng lối hòa bình, tự do, dân chủ, xóa bỏ chế độ quân phiệt và quân chủ tuyệt đối của Nhật Bản, tƣớng Mỹ Mac Arthur, chủ huy các lực lƣợng chiếm đóng Nhật Bản, đã giao cho các luật sƣ Mỹ soạn thảo bản Hiến pháp mới cho nƣớc Nhật, thay thế Hiến

27

pháp Minh Trị 1890, dịch bản Hiến pháp mới ra tiếng Nhật và giao cho Chính phủ Nhật bản lúc đó thực hiện các quy trình, thủ tục bình thƣờng về sửa đổi Hiến pháp để bản Hiến pháp mới có hiệu lực.

Về mặt hình thức, Hiến pháp 1946 của Nhật bản tuân thủ những theo quy trình, thủ tục sửa đổi đƣợc quy định trong Hiến pháp Minh trị cũ, nhƣng nội dung, bản chất của Hiến pháp đã đƣợc thay đổi hoàn toàn. Nhƣ vậy, về hình thức, bản Hiến pháp mới chỉ là một văn bản sửa đổi Hiến pháp Minh trị, không vi phạm các quy định của Hiến pháp Minh trị, do đó duy trì tính liên tục và giá trị pháp lý của bản Hiến pháp mới. Căn cứ vào điều điều 73 của Hiến pháp Minh trị 1890, dự thảo Hiến pháp mới đƣợc Nhật Hoàng trình lên Quốc hội và đƣợc Quốc hội hội thảo luận với tƣ cách là một dự luật sửa đổi Hiến pháp đế chế. Hiến pháp cũ quy định dự luật sửa đổi phải nhận đƣợc 2/3 phiếu ủng hộ tại cả 2 viện của Quốc hội để trở thành luật. Sau khi hai Viện điều chỉnh, sửa đổi bản dự thảo, Thƣợng viện Nhật đã thông qua dự luật sửa đổi Hiến pháp ngày 06/10/1946 và Hạ viên cũng thông qua bản dự luật đó ngay ngày hôm sau. Cuối cùng, bản dự thảo chính thức trở thành luật ngày 03/5/1947 sau khi Nhật Hoàng chấp thuận. Theo điều khoản của luật, bản Hiến pháp mới có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày Nhật hoàng phê chuẩn.

Hiến pháp Nhật bản quy định rất chặt chẽ về quy trình, thủ tục sửa đổi Hiến pháp. Điều 96 của Hiến pháp Nhật bản quy định về sửa đổi Hiến pháp nhƣ sau:

"Tu chính Hiến pháp do Quốc hội đề xuất với số phiếu của 2/3 toàn thể thành viên hai Viện của Quốc hội trở lên, sau đó tu chính Hiến pháp phải đƣợc đa số nhân dân chuẩn y trong một cuộc trƣng cầu dân ý đặc biệt hoặc một cuộc bầu cử đặc biệt do Quốc hội quy định.

Tu chính Hiến pháp sau khi đƣợc phê chuẩn phải đƣợc Hoàng đế ban hành ngay, nhân danh nhân dân và trở thành một phần không thể tách rời của Hiến pháp"

28

Có thể thấy quy định trong điều 96 của Hiến pháp Nhật bản là quy trình rất chặt chẽ, mặc dù cho phép sửa đổi bất kỳ điều khoản nào của Hiến pháp. Trong khi đối với một số nƣớc, 2/3 số phiếu của đại biểu Quốc hội đã có thể tiến hành sửa đổi Hiến pháp thì ở Nhật bản đa số tuyệt đối hay 2/3 số phiếu của Nghị sĩ cả hai Viện mới chỉ đủ để đề xuất sửa đổi Hiến pháp đƣợc đƣa ra cho toàn dân phúc quyết trong một cuộc trƣng cầu dân ý. Chính quy định chặt chẽ đó mà việc vận động sửa đổi Hiến pháp ở Nhật Bản trong suốt nhiều năm không thể thực hiện đƣợc. Các đảng đối lập luôn chiếm nhiều hơn 2/3 số ghế tại ít nhất một Viện của Quốc hội Nhật bản và luôn ủng hộ giữ nguyên trạng hiến pháp [13].

2.1.9. Quy trình xem xét, sửa đổi Hiến pháp tại Hàn Quốc

Bản Hiến pháp đầu tiên của Hàn Quốc ra đời năm 1948 và cho đến nay đã có 9 lần sửa đổi, trong đó có 5 lần sửa đổi lớn, gần nhƣ viết lại hoàn toàn, đó là các bản Hiến pháp năm 1960, 1962, 1980, 1987, từ chỗ áp dụng chế độ cộng hòa tổng thống sang chế độ đại nghị, rồi quay lại chế độ tổng thống, từ chế Quốc hội một viện sang lƣỡng viện rồi lại trở lại chế độ một viện, từ chỗ chƣa có tài phán hiến pháp đến áp dụng cơ chế tài phán hiến pháp, từ chỗ nhiệm kỳ tổng thống 5 năm thành 7 năm, từ chỗ giới hạn nhiệm kỳ tổng thống đến chỗ không giới hạn nhiệm kỳ rồi đến giới hạn chỉ 1 nhiệm kỳ, từ chỗ bầu cử Tổng thống gián tiếp sang bầu trực tiếp...Quy trình, thủ tục, thủ tục xem xét sửa đổi hiến pháp của Hàn Quốc cũng có nhiều nhiều thay đổi. Hai bản Hiến pháp đầu tiên năm 1948 và 1960, việc sửa đổi hiến pháp không cần thông qua thủ tục trƣng cầu dân ý mà chỉ cần số phiếu của 2/3 nghị sĩ Quốc hội là đề xuất sửa đổi hiến pháp có hiệu lực. Hiến pháp năm 1962 áp dụng thủ tục trƣng cầu dân ý bắt buộc đối với đề xuất sửa đổi hiến pháp sau khi Quốc hội thông qua. Hiến pháp 1972 quy định hai quy trình sửa đổi Hiến pháp khác nhau: Một là, nếu Tổng thống là ngƣời trình đề xuất sửa đổi hiến pháp thì

29

cuối cùng đề xuất sửa đổi hiến pháp đó phải đƣa ra toàn dân phúc quyết trong cuộc trƣng cầu dân ý. Hai là, nếu đề xuất sửa đổi hiến pháp do nghị sĩ Quốc hội đƣa ra, cuối cùng đề xuất đó phải đƣợc phê chuẩn của một cơ quan đặc biệt đƣợc gọi là "Hội nghị Nhân dân Tái thống nhất". Đến Hiến pháp 1980, quy trình, thủ tục sửa đổi hiến pháp lại đƣợc điều chỉnh lại, chỉ còn một quy trình thống nhất duy nhất trong hiến pháp hiện nay. Quy trình, thủ tục xem xét sửa đổi Hiến pháp đƣợc quy định từ điều 128 đến 130 của bản Hiến pháp hiện hành (1987) với năm giai đoạn chính:

- Giai đoạn thứ nhất là đề xuất sửa đổi, theo điều 128, khoản 1 của Hiến pháp năm 1987, chỉ có Tổng thống hoặc đa số thành viên Quốc hội mới có quyền trình đề xuất sửa đổi Hiến pháp. Mục 3 của Điều 89 quy định dự thảo sửa đổi hiến pháp phải đƣợc đƣa ra Hội đồng nhà nƣớc thảo luận và xem xét các đề xuất sửa đổi dự thảo trƣớc khi trình dự thảo sửa đổi hiến pháp đó.

- Giai đoạn thứ hai là thông báo cho công chúng. Theo điều 129 của Hiến pháp Hàn Quốc, tổng thống phải công bố bản dự thảo đề xuất sửa đổi Hiến pháp ra công chúng trƣớc ít nhất 20 ngày. Yêu cầu công bố dự thảo sửa đổi là quy trình không thể thiếu đƣợc để thông tin cho nhân dân về đề xuất sửa đổi hiến pháp và thiết lập sự đồng thuận của nhân dân về đề nghị xem xét sửa đổi hiến pháp và thiết lập sự đồng thuận của nhân dân về đề nghị xem xét sửa đổi hiến pháp thông qua việc thông tin, truyền thông tự do của ngƣời dân Hàn Quốc. Việc công bố dự thảo trƣớc công chúng một cách minh bạch và trọn vẹn là rất quan trọng bởi lẽ cần có sự minh bạch và liêm chính thì mới xây dựng đƣợc và duy trì lòng tin của nhân dân cũng nhƣ chống lại nguy cơ bị thao túng. Một nhiệm vụ quan trọng khi thông báo rộng rãi cho công chúng là đƣa nhân dân tham gia tích cực vào quá trình này để thúc đẩy sự hòa giải giữa các nhóm trƣớc đây xung đột nhau mà các lực lƣợng tinh hoa chính trị cầm quyền không thể dễ dàng điều hòa đƣợc.

30

Giai đoạn thứ ba là Quốc hội thông qua đề xuất sửa đổi. Theo khoản 1, điều 130 của Hiến pháp Hàn Quốc, đề xuất sửa đổi hiến pháp phải đƣợc Quốc hội thông qua trong vòng 60 ngày kể từ khi công bố trƣớc công chúng với số phiếu phải trên 2/3 của tổng số nghị sĩ Quốc hội. Đây là số lƣợng phiếu quy định cao nhất trong Hiến pháp khi Quốc hội biểu quyết thông qua một vấn đề hay đạo luật nào đó. Lá phiếu này là quy định không đƣợc là phiếu kín mà là phiếu viết tay để xác định rõ trách nhiệm của ngƣời bỏ lá phiếu. Khi Quốc hội bỏ phiếu biểu quyết, đề xuất sửa đổi hiến pháp không đƣợc có bất kỳ sự thay đổi nào so với bản đã đƣợc công bố trƣớc công chúng bởi vì với bất kỳ sự thay đổi nào đối với đề xuất sửa đổi hiến pháp cũng có nghĩa là Quốc hội bỏ phiếu

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH LẬP HIẾN Ở VIỆT NAM (Trang 28 -28 )

×