QUY TRÌNH LẬP HIẾN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 63)

5. Kết cấu của Luận văn

3.2.QUY TRÌNH LẬP HIẾN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

Trong hệ thống pháp luật nƣớc ta, Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản của Nhà nƣớc và có hiệu lực pháp lý cao nhất. Các chế định của Hiến pháp là cơ sở pháp lý cho việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ quy định của các ngành luật cụ thể khác. Vì vậy, việc soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua, công bố Hiến pháp phải tuân theo một trình tự, thủ tục, chặt chẽ.

Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và trình tự, thủ tục giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định (điều 13 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật) [25]. Tuy nhiên, cho đến nay, Quốc hội chƣa ban hành một văn bản cụ thể nào quy định về trình tự, thủ tục thông qua, công bố Hiến pháp cũng nhƣ sửa đổi bổ sung Hiến pháp. Nếu tính từ thời điểm xây dựng Hiến pháp năm 1946 đến nay thì nƣớc ta đã trải qua 60 năm lịch sử lập hiến với 7 lần tiến hành hoạt động lập hiến (ban hành mới các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp trong các năm 1988, 1989, 2001). Do các quy định về quy trình lập hiến chƣa đầy đủ, cụ thể nên thực tiễn tiến hành hoạt động lập hiến chủ yếu dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, quy trình, thủ tục ban hành luật và có sự sáng tạo trong tƣng thời kỳ.

Qua thực tiễn tiến hành hoạt động lập hiến quy trình lập hiến gồm các thủ tục sau:

- Chuẩn bị đề nghị và quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Hiến pháp;

59

- Lấy ý kiến về dự thảo Hiến pháp; - Xem xét, thông qua dự thảo Hiến pháp; - Công bố Hiến pháp.

Một phần của tài liệu Quy trình lập hiến ở Việt Nam (Trang 63)