Phương hướng đảm bảo tính hợp lý của quyết định quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Các yêu cầu đối với quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 122)

TỐT CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

3.2.2. Phương hướng đảm bảo tính hợp lý của quyết định quản lý nhà nước

nhà nước

Cần phải tổ chức thực hiện tốt hơn Điều 3 Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật về việc lấy ý kiến của những đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi quyết định qui phạm pháp luật, làm cho quyết định có tính khả thi cao. Việc tổ chức tham khảo ý kiến phải được thực hiện một cách đồng bộ và có hệ thống nhằm nâng cao chất lượng của quyết định quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng người dân góp ý kiến còn có tiếp thu hay không là tuỳ thuộc vào cơ quan soạn thảo văn bản.

Cần phải tổng hợp các ý kiến góp ý một cách công khai và đầy đủ, kể cả các phản hồi từ phía cơ quan nhà nước, dù là mang tính chất thông báo, trao đổi và có thể tiến đến tranh luận và phản biện về nội dung dự thảo các quyết định quản lý nhà nước. Cần phải tạo điều kiện để người dân có thể đóng góp ý kiến một cách chủ động, tự giác, có ý thức và trách nhiệm công dân. Khi xin ý kiến đóng góp cần chọn đúng đối tượng để lắng nghe ý chí, nguyện vọng và đời sống thực tế của người sẽ phải thực hiện, không xin ý kiến một cách tràn lan, đại trà, mang tính hình thức, bởi vì quyết định dù có văn minh và tiến bộ đến đâu nhưng nếu không phản ánh được ý chí, nguyện vọng và đời sống thực tế của người dân thì sẽ không bao giờ có thể đi vào được cuộc sống.

Một phần của tài liệu Các yêu cầu đối với quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)