Chuẩn bị dự thảo

Một phần của tài liệu Các yêu cầu đối với quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 36)

Giai này gồm ba giai đoạn nhỏ như: thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; dự thảo quyết định; thảo luận, hỏi ý kiến góp ý cho dự thảo và hoàn chỉnh dự thảo. Thực hiện đúng giai đoạn này sẽ làm cho cho quyết định quản lý nhà nước được ban hành kịp thời, không phải thông qua nhiều lần, đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý của dự thảo quyết định quản lý nhà nước.

Trong khi thu thập thông tin cần lưu ý tính toàn diện các văn bản hiện hành làm căn cứ pháp lý cho quyết định quản lý nhà nước sẽ được ban hành. Cần phải tập hợp hoá văn bản pháp luật trong phạm vi vấn đề cần giải quyết để xử lý thông tin có kết quả. Sau đó, thông qua các báo cáo tổng kết đánh giá thực tiễn, hoặc qua khảo sát điều tra trực tiếp để có được các thông tin thực tiễn như những vấn đề đã phát sinh và đang tồn tại cần phải giải quyết. Thông tin cần nhiều chiều, từ nhiều nguồn khác nhau để tăng tính toàn diện và khách quan trong đánh giá.

Chỉ bắt đầu viết dự thảo quyết định quản lý nhà nước sau khi đã phân tích, đánh giá toàn diện các thông tin, căn cứ vào mục đích, yêu cầu của vấn đề mà quyết định cần giải quyết. Người dự thảo phải là những chuyên gia nắm vững kiến thức khoa học pháp lý, am hiểu pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ.

Đối với những quyết định quản lý nhà nước quan trọng thì thảo luận, hỏi ý kiến và hoàn chỉnh lại dự thảo là giai đoạn bắt buộc. Có thể đưa dự thảo ra hội thảo ở trong nội bộ cơ quan soạn thảo hoặc mở rộng ra các cơ quan có liên quan, các chuyên gia về từng lĩnh vực, hoặc hỏi ý kiến bằng văn bản.

Nhiều dự thảo quyết định quản lý nhà nước, dù chưa được trình lên cơ quan có thẩm quyền lần nào, nhưng qua quá trình thảo luận nảy sinh nhiều vấn đề nên phải dự thảo lại nhiều lần và chưa chắc đã thông qua được. Đó là trường hợp gần đây tai nạn giao thông chủ yếu do xe máy gây ra gia tăng đột

biến, hàng ngày có hàng chục người chết và bị thương, nhiều tài sản bị phá huỷ, gây nhiều tốn kém, đau khổ cho người dân. Vì vậy, Chính phủ dự định áp dụng biện pháp cho tạm ngưng đăng ký xe máy tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng qua thảo luận cũng như qua dư luận báo chí và ý kiến người dân thì biện pháp đó không khả thi và chỉ mang lại lợi ích cho những người đầu cơ, buôn bán xe máy. Do đó, Chính phủ đã không áp dụng biện pháp này. Một số quyết định quản lý nhà nước đặc biệt quan trọng động chạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức thì cần phải công bố dự thảo cho nhân dân góp ý. Nếu thuận lợi thì sau khi thảo luận hỏi ý kiến, dự thảo được chỉnh lý và thủ trưởng cơ quan dự thảo trình lên cơ quan có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Các yêu cầu đối với quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)