TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.2.1. Hậu quả không thủ các yêu cầu hợp pháp đối với nội dung và hình thức quyết định quản lý nhà nước
hình thức quyết định quản lý nhà nước
Nếu vi phạm các yêu cầu hợp pháp đối với nội dung và hình thức quyết định quản lý nhà nước thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, có thể coi quyết định quản lý nhà nước đó là vô hiệu toàn bộ hoặc từng phần. Để xử lý các vi phạm đó, các cơ quan và người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau[3, tr. 338 - 341]:
2.2.1.1. Đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định quản lý nhà nước đã ban hành
Đình chỉ việc thi hành quyết định quản lý nhà nước được cơ quan cấp
trên áp dụng trong hai trường hợp: một là, khi có dấu hiệu nghi ngờ về tính hợp pháp của quyết định quản lý nhà nước nhưng chưa khẳng định rõ, nên
cần đình chỉ để xem xét (có thể gọi trường hợp này là "tạm đình chỉ"); sau đó có thể ban hành quyết định huỷ bỏ nếu có căn cứ chắc chắn; hai là, khi cơ quan cấp trên chỉ có quyền đình chỉ, còn quyền bãi bỏ thuộc về cơ quan khác. Có thể đình chỉ không thời hạn, hoặc tạm đình chỉ trong một thời hạn nhất định. Ví dụ: Thủ tướng chỉ có quyền đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, sau đó đề nghị Uỷ ban thường vụ
Quốc hội huỷ bỏ nghị quyết đó theo Điều 114 Hiến pháp năm 1992.
Sửa đổi quyết định quản lý nhà nước áp dụng trong trường hợp cơ quan
cấp trên tự mình áp đặt phương án hành vi, cách thức hành động cho cơ quan cấp dưới. Thông thường biện pháp này được thực hiện bằng cách sửa đổi các phần giả định, quy định hoặc chế tài của quy phạm chứa trong quyết định quản lý nhà nước của cấp dưới, hay sửa đổi cách giải quyết những công việc cụ thể mà quyết định quản lý nhà nước của cấp dưới đã đề ra. Chỉ có cơ quan, người có chức vụ quyền hạn đã ban hành quyết định nào thì mới có thẩm quyền sửa đổi quyết định đó.
Bãi bỏ quyết định quản lý nhà nước là chế tài nghiêm khắc nhất so với
quyền đình chỉ và sửa đổi, đồng thời cũng rõ ràng nhất. Đó là khi cơ quan có thẩm quyền theo luật định ra lệnh bãi bỏ quyết định quản lý nhà nước thì toàn bộ quyết định quản lý nhà nước bị bãi bỏ sẽ hoàn toàn không còn hiệu lực. Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức Chính phủ năm 1992 cũng như năm 2001, Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm 1996, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân năm 1994 đã qui định một hệ thống các cơ quan, những người có thẩm quyền từ trên xuống dưới có quyền bãi bỏ các quyết định quản lý nhà nước trái pháp luật.
Đình chỉ, sửa đổi và bãi bỏ quyết định là hậu quả đầu tiên và quan
định là biểu hiện đặc trưng về mặt pháp lý của quan hệ trực thuộc giữa các cơ quan. Nhưng trong thực tiễn ít khi các cơ quan cấp trên trực tiếp thực hiện quyền hạn đó, mà thường "yêu cầu" cơ quan cấp dưới tự xem xét việc đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ quyết định quản lý nhà nước của mình. Điều đó cũng phù hợp với xu hướng mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động và trách nhiệm của cấp dưới. Mặc dù vậy, trong những trường hợp cần thiết thì các cơ quan có thẩm quyền cấp trên nên kiên quyết áp dụng các quyền hạn này nhằm giữ nghiêm pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước.
Trong trường hợp hình thức quyết định quản lý nhà nước không phù hợp với quy định của pháp luật thì có thể sửa chữa dễ dàng và việc sửa đổi hình thức quyết định quản lý nhà nước.
2.2.1.2. Khôi phục lại tình trạng cũ do việc thực hiện quyết định quản lý nhà nước trái pháp luật gây ra
Nếu quyết định quản lý nhà nước trái pháp luật đã được thi hành, thì để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của nhà nước, kèm theo các biện pháp đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định quản lý nhà nước, nhất thiết phải áp dụng biện pháp khôi phục lại tình trạng cũ do việc thực hiện quyết định quản lý nhà nước trái pháp luật đã gây ra.
Đó có thể là các biện pháp cụ thể như bồi thường thiệt hại về tài sản hay về tinh thần, dỡ bỏ nhà xây dựng trái phép (nếu quyết định cấp đất hoặc cho phép xây dựng là trái pháp luật), v.v.
2.2.1.3. Truy cứu trách nhiệm người có lỗi
Có hai loại người có lỗi: một là, người có trách nhiệm trong việc ban hành; hai là, người có trách nhiệm trong việc thi hành quyết định quản lý nhà nước không hợp pháp. Tuỳ theo mức độ và tính chất của quyết định quản lý
nhà nước không hợp pháp mà những người có lỗi này có thể bị xử lý trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, bồi thường thiệt hại về tài sản hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tuỳ theo tính chất quan hệ trực thuộc hay không trực thuộc có thể tự mình quyết định các biện pháp trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, bồi thường thiệt hại về tài sản. Nhưng việc truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng như bồi thường thiệt hại về tài sản vượt quá một mức độ nhất định (ví dụ, quá 1.000.000đ trong xử phạt vi phạm hành chính) thì phải thực hiện theo trình tự tố tụng hình sự và tố tụng dân sự theo qui định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995.
Thông thường, trước hết phải truy cứu trách nhiệm của người ban hành quyết định quản lý nhà nước. Đối với người thi hành thì thông thường chỉ truy cứu trách nhiệm trong trường hợp có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý mà gây hậu quả nghiêm trọng (gây thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước và công dân, làm trái nguyên tắc quản lý đã rõ ràng và gây rối loạn cho hoạt động quản lý, việc thực hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm...).