Quan hệ giữa quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan hành chính các cấp với nghị quyết của Bộ

Một phần của tài liệu Các yêu cầu đối với quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 41)

Thủ tướng Chính phủ, cơ quan hành chính các cấp với nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban cán sự Đảng Chính phủ, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên

Hiến pháp 1992 qui định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội và mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật[9, Đ.4]. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam qui định: "Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên" [4, Đ.9, K 6]. Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua đường lối, chính sách, thông qua việc giới thiệu những đồng chí có năng lực, có uy tín vào giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, đồng thời kiểm tra việc các cơ quan, tổ chức đảng, các đồng chí đảng viên trong bộ máy nhà nước thực hiện các nghị quyết của Đảng. Nhiều nghị quyết của Đảng là căn cứ để các cơ quan nhà nước nói chung, Chính phủ và các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương nói riêng ban hành các văn bản pháp luật, các quyết định quản lý.

Là một bộ phận cấu thành của nhà nước, Chính phủ chịu sự lãnh đạo của Đảng. Nhiều quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đều xuất phát từ các văn kiện của Đảng, phục vụ mục đích chính trị của Đảng trong từng thời kỳ cách mạng. Tuy nhiên, nhiều quyết định của

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng là cơ sở pháp lý trong hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên. Ví dụ: các Nghị định của Chính phủ số 29/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 1998 về việc ban hành Qui chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, số 71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 1998 ban hành Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động ở cơ quan, số 07/1999/NĐ- CP ngày 13 tháng 02 năm 1999 ban hành Qui chế dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước là để thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng số 30-CT/TW ngày 18 tháng 02 năm 1998; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 122/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 1999 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước đã qui định tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô không chỉ cho cơ quan nhà nước các cấp mà còn qui định tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô cho cả Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng đương chức cũng như đã nghỉ hưu, các chức danh lãnh đạo khác của Đảng, các Trưởng Ban của Đảng, Bí thư

Thành uỷ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trên thực tế, còn rất

nhiều quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bổ nhiệm các chức danh thứ trưởng và tương đương là để thực hiện công tác cán bộ của Đảng; việc Thủ tướng Chính phủ ký quyết định bổ nhiệm các thứ trưởng và tương đương chỉ là khâu thủ tục hành chính cuối cùng bởi vì trước khi một cán bộ nào đó muốn lên thứ trưởng phải có ít nhất gần chục con dấu và chữ ký của các cơ quan, tổ chức khác.

Hiến pháp là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta nên các văn bản của Chính phủ phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, quyết định, lệnh của Chủ tịch nước.

Một phần của tài liệu Các yêu cầu đối với quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)