Uỷ ban nhân dân các cấp với quyết định pháp luật của viện kiểm sát nhân dân
Trước đây, theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 10 tháng 10 năm 1992, thì viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hiện quyền công tố bằng những công tác sau: “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các văn bản pháp quy của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ và các cơ quan chính
quyền địa phương,...”[12, Đ. 3]. Đây còn được gọi là chức năng kiểm sát chung
của viện kiểm sát nhân dân. Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân chỉ có quyền kiến nghị, kháng nghị yêu cầu đình chỉ hoặc bãi bỏ quyết định quản lý của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp theo dấu hiệu tính hợp pháp, còn nội dung quyết định pháp luật của hai cơ quan này hoàn toàn không ảnh đến nhau.
Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết số 51/2001/NQ-QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 thì viện kiểm sát nhân dân các cấp không còn chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp
luật và chỉ tập trung vào công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hiện quyền công tố[23, Đ. 1, k. 23].
Tóm lại, toàn bộ Chương này đã được dành để khi phân tích khái niệm quyết định quản lý nhà nước, tìm hiểu bản chất của nó, phân loại quyết định quản lý nhà nước theo các tiêu chí khác nhau, thủ tục xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước, cũng như vị trí, vai trò của quyết định quản lý nhà nước trong hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước ta. Đó là cơ sở để xem xét, lý giải tiếp tại Chương 2 Luận văn này về các yêu cầu đối với quyết định quản lý nhà nước trong thực tiễn hoạt động xây dựng và ban hành chúng.
Chương 2