Phương hướng đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu về hợp pháp

Một phần của tài liệu Các yêu cầu đối với quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 118)

TỐT CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

3.2.1. Phương hướng đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu về hợp pháp

3.2.1.1. Đối với quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật

năm 1996 cho phù hợp với tình hình hiện nay, hoàn thiện hơn nữa qui trình xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước. Tăng cường trách nhiệm của Ban soạn thảo trong quá trình xây dựng dự thảo quyết định. Theo đó, Ban soạn thảo ngoài việc thực hiện những công việc theo quy định hiện hành còn

phải dự kiến tên văn bản, các điều, khoản của quyết định quy phạm pháp luật có nội dung trái với quy định của dự thảo, nghiên cứu các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có nội dung liên quan đến dự thảo.

Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc soạn thảo quyết định quy phạm pháp luật. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo phải bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban soạn thảo, bảo đảm tiến độ soạn thảo và chất lượng của dự thảo quyết định, phối hợp với cơ quan, tổ chức có thành viên trong Ban Soạn thảo để tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự thảo đồng thời phải khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội và tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo quyết định; chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Để bảo đảm chất lượng thẩm định, song song với việc mở rộng thẩm quyền của cơ quan thẩm định như quy định trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung dự thảo, tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định, cũng cần nâng cao trách nhiệm của cơ quan thẩm định. Theo đó, quy định rõ cơ quan thẩm định - Bộ Tư pháp phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về nội dung thẩm định.

Nội dung thẩm định bao gồm những vấn đề sau:

- Sự cần thiết ban hành quyết định; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định;

- Sự phù hợp của dự thảo với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp của dự thảo và tính thống nhất của quyết định với hệ thống pháp luật; sự phù hợp của dự thảo với các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam ký kết hoặc gia nhập;

- Việc tuân qui trình soạn thảo;

- Tính khả thi, tác động kinh tế - xã hội, tác động về môi trường của quyết định;

- Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.

Thứ hai, Chính phủ cần phải có quy định thống nhất mẫu các loại quyết

định quy phạm pháp luật và thể thức ban hành để làm chuẩn hoá cấu trúc hình thức của quyết định pháp luật.

Thứ ba, phải thực hiện nghiêm qui định về phát hành văn bản. Đăng

Công báo là qui định của pháp luật, là một trong những yêu cầu của minh bạch hoá hệ thống pháp luật. Quyết định quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cần phải khắc phục tình trạng quyết định qui phạm pháp luật đã được ban hành mà không gửi lên cấp trên, không cho người dân biết, không gửi đăng Công báo, không gửi lên Mạng tin học diện rộng của Chính phủ.

Tuy nhiên, pháp luật hiện mới chỉ qui định Chính phủ là cơ quan duy nhất phát hành Công báo của cả nước, trong đó đăng tải tất cả các quyết định qui phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương từ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc

với các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội. Việc Công báo đăng tải tất cả các quyết định qui phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước nói trên là không hợp lý và không thể nào làm được vì những quyết định đó được ban hành quá nhiều, do đó, Công báo không thể đăng kịp thời các quyết định cần phải đăng ngay. Vì vậy, pháp luật nên giao cho cơ quan nào ban hành quyết định qui phạm pháp luật thì cơ quan đó có quyền phát hành công báo riêng của bộ, ngành, địa phương mình; như thế vừa hợp lý, vừa có thể kiểm soát được đầu ra của các quyết định do các cơ quan ban hành.

3.2.1.2. Đối với quyết định quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân các cấp

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và ban hành quyết định quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền địa phương, bảo đảm thực hiện đúng quy trình soạn thảo và ban hành quyết định đúng thẩm quyền, khắc phục tình trạng văn bản có quy định chồng chéo, mâu thuẫn, có nội dung trái pháp luật; cần khẩn trương xây dựng và ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp. Việc nghiên cứu, soạn thảo, ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân sẽ đáp ứng yêu cầu của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và yêu cầu xây dựng hệ thống quyết định quy phạm pháp luật thống nhất, đồng bộ, hoàn thiện trong phạm vi cả nước, từ cả trung ương đến các cấp chính quyền địa phương.

Dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cần quy định rõ các vấn đề như: định nghĩa quyết định quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; nguyên tắc về tính hợp hiến, hợp pháp, về tính thống nhất; nguyên tắc dân chủ hoá trong xây dựng quyết định; xác định hiệu lực văn bản; số, ký hiệu, thể thức

của quyết định; rà soát, hệ thống hoá; cơ chế, thẩm quyền kiểm tra, xử lý quyết định qui phạm pháp luật; sửa đổi, bổ sung, thay thế, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ quyết định quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.

Một phần của tài liệu Các yêu cầu đối với quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)