Những ưu điểm

Một phần của tài liệu Các yêu cầu đối với quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 85)

TỐT CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

3.1.1. Những ưu điểm

3.1.1.1. Số lượng các quyết định quản lý nhà nước của cơ quan hành

chính nhà nước từ trung ương đến địa phương ban hành ngày càng nhiều, đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý trong điều kiện vận hành của cơ chế kinh tế thị trường

Cùng với việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân, công tác quản lý nhà nước của Chính phủ, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp ngày càng được nâng cao chất lượng.

Trong những năm đổi mới vừa qua, Chính phủ, các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp đã ban hành rất nhiều quyết định quản lý nhà nước để thực hiện công tác chấp hành và điều hành. Chính những quyết định đó đã góp phần rất quan trọng vào công tác quản lý nhà nước, tạo hành lang pháp lý cho rất nhiều lĩnh vực hoạt động của công dân, tổ chức, các đơn vị lực lượng vũ trang.

Từ khi Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật được Quốc hội thông qua và Chính phủ ban hành Nghị định số 101/CP ngày 23 tháng 9 năm 1997 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật này thì công tác xây dựng, ban hành quyết định quản lý nhà nước nói chung và quyết định quản lý nhà nước qui phạm nói riêng ngày càng chất lượng và đi vào nền nếp. Kể từ đó đến nay, Chính phủ đã ban hành hàng trăm nghị định và nghị quyết quy phạm pháp luật; Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã ban hành hàng nghìn quyết định quy phạm pháp luật. Số lượng quyết định quy phạm pháp luật được ban hành năm sau cao hơn năm trước.

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, có chức năng quản lý nhà nước mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong phạm vi cả nước. Chính phủ thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Nhưng ngoài hoạt động chấp hành và điều hành, Chính phủ còn là cơ quan chủ yếu trình các dự án luật lên Quốc hội, dự án pháp lệnh lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Khi các dự án luật, pháp lệnh được thông qua và Chủ tịch nước ký lệnh công bố thì Chính phủ lại ban hành các nghị định để hướng dẫn thi hành.

Một số địa phương đã xây dựng được chương trình xây dựng quyết định quy phạm pháp luật hàng năm. Chương trình này được xây dựng trên cơ sở để bảo đảm thực hiện Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, căn cứ vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương.

Do có chương trình, nên các địa phương đã chủ động hơn trong công tác xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước, quản lý được kế hoạch, tiến độ xây dựng quyết định và bảo đảm công tác xây dựng pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý ở địa phương, đồng thời khắc phục được tình trạng bị động, tuỳ tiện từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả soạn thảo, bảo đảm được tính đồng bộ và tính thống nhất của quyết định trong hệ thống pháp luật.

Một số Sở Tư pháp các tỉnh như Tây Ninh, Phú Thọ, Quảng Ninh, Vĩnh Long ... đã chủ động tổ chức tập hợp, in thành sách các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương đang còn hiệu lực sau mỗi đợt rà soát. Cùng với hoạt động này, việc xây dựng tủ sách pháp luật ở các cấp quản lý, trang bị đầy đủ các tập Công báo đã hỗ trợ tích cực cho việc áp dụng và thực hiện thống nhất pháp luật ở địa phương.

Có thể nói, hoạt động xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương trong những năm qua đã góp phần to lớn vào sự thành công của công cuộc đổi mới, làm cho đất nước ta ngày càng phát triển, kinh tế tăng trưởng, xã hội ổn định, đời sống của nhân dân ta ở khắp nơi trong cả nước ngày càng được nâng cao, kể cả ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

3.1.1.2. Chất lượng về nội dung của các quyết định quản lý ngày càng được nâng cao

Nội dung các quyết định ngày càng phong phú, đa dạng, bao quát được hầu hết các lĩnh vực cơ bản, quan trọng của xã hội. Trên thực tế, một hệ thống pháp luật mới đã được hình thành, thực sự là công cụ hữu hiệu phục vụ cho công cuộc đổi mới sâu sắc, toàn diện, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội chưa được luật, pháp lệnh điều chỉnh đã được Chính phủ ban hành các nghị định để điều chỉnh. Đó còn thể hiện sự chủ động, sáng tạo của Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước. Ví

dụ: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng

7 năm 1998 về phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa bao gồm hơn 2000 xã từ miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo trong cả nước; Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 về công chứng, chứng thực; Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 về hoạt động điện lực và sử dụng điện; Nghị định số 65/2002/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2002 về công tác phòng không nhân dân v.v...

Cùng với Chính phủ, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các địa phương trong cả nước cũng đã ban hành rất nhiều quyết định quản lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực, từng địa phương, từng bước lấp dần khoảng trống pháp luật trong điều chỉnh pháp luật. Các quyết định quản lý nhà nước quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân các địa phương đã được kịp thời ban hành để thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, của cấp uỷ trong việc hướng dẫn áp dụng các luật, pháp lệnh và văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân phù hợp với tình hình, đặc

điểm và yêu cầu chính trị của địa phương, quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình trong lĩnh vực chưa được văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên quy định hoặc quy định chưa cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương.

3.1.1.3. Một quy trình ban hành quyết định qui phạm pháp luật tương đối đồng bộ, khoa học, hợp lý, nhanh chóng, dân chủ và hiệu quả đã được hình thành

Cơ chế phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các khâu, các cơ quan, bộ phận trong quy trình xây dựng quyết định từ giai đoạn lập kế hoạch, nghiên cứu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra đến giai đoạn xem xét, thông qua quyết định quy phạm pháp luật đã được xác định. Việc thực hiện quy trình xây dựng quyết định quy phạm pháp luật nói trên đã góp phần khắc phục được một phần tình trạng tuỳ tiện, cục bộ, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng soạn thảo quyếtn định, bảo đảm về cơ bản các yêu cầu về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, tính khả thi cũng như kỹ thuật soạn thảo, ngôn ngữ pháp lý của quyết định quy phạm pháp luật.

Một số địa phương đã chủ động xây dựng và ban hành được quyết định quy định thủ tục soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương. Các quyết định này đã xác định rõ trách nhiệm của cơ quan soạn thảo, trình tự soạn thảo, việc lấy ý kiến góp ý soạn thảo, quan hệ giữa cơ quan soạn thảo với cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định và các cơ quan có liên quan khác, thủ tục thẩm định và ban hành quyết định để áp dụng thống nhất trong phạm vi địa phương; góp phần tích cực vào việc lập lại trật tự trong hoạt động xây dựng và ban hành quyết định quy phạm pháp luật ở địa phương, đặc biệt trong điều kiện Nhà nước ta chưa có Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp để

quy định thống nhất qui trình, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương.

Vai trò và vị trí của Sở Tư pháp, các phòng Tư pháp đã dần dần được khẳng định trong quá trình soạn thảo, tham gia soạn thảo và đặc biệt là trong việc thẩm định dự thảo quyết định nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của quyết định quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật, và đảm bảo kỹ thuật soạn thảo văn bản. Nhiều địa phương qui định việc Sở Tư pháp xem xét và có ý kiến thẩm định Dự thảo quyết định trước khi trình Uỷ ban nhân dân ban hành là trình tự bắt buộc trong quy trình soạn thảo quyết định.

3.1.1.4. Chất lượng về hình thức của các quyết định của quản lý nhà nước ngày càng được hoàn thiện

Sau khi Văn phòng Chính phủ ban hành Qui chế về hình thức, thể thức và mẫu trình bày văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ kèm theo Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ số 08/1998/QĐ-VPCP ngày 10 tháng 11 năm 1998 thì hình thức trình bày của các quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các địa phương ngày càng được hoàn thiện. Mặc dù, đây là Qui chế áp dụng cho các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, nhưng đã được các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các địa phương thống nhất áp dụng trong cả nước.

Trước đây, khi chưa có Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật thì hình thức trình bày, cách ghi ký hiệu và đánh số quyết định có rất nhiều lộn xộn. Ở cơ quan Văn phòng Chính phủ, Phòng Văn thư Vụ Hành chính dùng chung một sổ để đánh số cho các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, một sổ để đánh số các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện Luật

ban hành văn bản qui phạm pháp luật và Nghị định số 101/CP, các quyết định khác nhau (qui phạm pháp luật, cá biệt) đã có từng loại sổ riêng để theo dõi việc đánh số; số của quyết định là thứ tự theo dõi việc ban hành quyết định.

Như vậy, phân loại quyết định (qui phạm và cá biệt) khi viết ký hiệu và đánh số là một cách làm rất khoa học để mọi người dễ phân biệt và tiện lợi cho việc tra cứu: tên loại quyết định, cơ quan ban hành, loại quyết định (qui phạm hay cá biệt), năm ban hành (chỉ đối với quyết định qui phạm), trong khi quyết định của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương ban hành hàng năm ngày càng nhiều.

Một phần của tài liệu Các yêu cầu đối với quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)