Các quyết định quản lý nhà nước trái pháp luật

Một phần của tài liệu Các yêu cầu đối với quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 94)

TỐT CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

3.1.2.1.Các quyết định quản lý nhà nước trái pháp luật

Trên thực tế có thể kể ra đây rất nhiều quyết định quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương trái pháp luật, trong đó, có quyết định trái về thẩm quyền, không đúng với nội dung và mục đích của pháp luật, các qui định trong một số quyết định mâu thuẫn, chồng chéo.

3.1.2.1.1. Các quyết định quản lý nhà nước trái pháp luật về thẩm quyền

Trong các dạng trái về thẩm quyền thì có trái thẩm quyền về hình thức

và trái thẩm quyền về nội dung.

Trái thẩm quyền về hình thức: là trường hợp quyết định được ban hành không đúng hình thức do pháp luật qui định.

Ví dụ 1: Ngày 30 tháng 8 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ký

Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ban hành Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất, nhập khẩu; và ngày 15 tháng 8 năm 2000, ban hành Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Qui chế nói trên và gia hạn áp dụng từ 01 tháng 01 năm 2001.

Tại Điều 17 Chương IV Qui chế ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg nói trên, Thủ tướng Chính phủ đã qui định 09 hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực ghi nhãn hàng hoá. Việc này là vi phạm Điều 2 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995: "Chính phủ qui định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt đối với từng loại

hành vi vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý Nhà nước". Như vậy,

chỉ có hành vi vi phạm nào được qui định tại nghị định của Chính phủ kèm theo các hình thức xử phạt mới được coi là hành vi vi phạm hành chính. Do đó, những qui định tại Điều 17 Qui chế nói trên không chỉ trái thẩm quyền về hình thức mà còn trái cả thẩm quyền về nội dung nên những qui định đó đã không được thực hiện trên thực tế vì trái pháp luật và không có hình thức xử phạt. Chính vì vậy, ngày 03 tháng 01 năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2002/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/CP ngày 03 tháng 01 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, trong đó có qui định những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực ghi nhãn hàng hoá, hình thức và mức xử phạt.

Ví dụ 2: Là sự vi phạm về hình thức trong văn bản của Bộ Y tế hướng

dẫn thi hành Qui chế ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg nói trên (sau đây gọi là Qui chế 178). Đó là Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 416/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 02 năm 2000 ban hành Qui chế ghi nhãn thuốc và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người (sau đây gọi là Qui chế của Bộ Y tế) để hướng dẫn thực hiện Qui chế 178. Trong khi các Bộ, ngành khác đều ban hành thông tư hướng dẫn Qui chế 178, chỉ riêng Bộ Y tế ban hành quyết định. Theo Khoản 3 Điều 58 Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật thì "Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ được ban hành để hướng dẫn thực hiện những quy định được luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban

thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ giao thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách". Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quyết định để hướng dẫn thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ là chưa đúng hình thức văn bản được qui định tại Luật ban hành văn bản qui phạm phạm pháp luật.

Trái thẩm quyền về nội dung. Đây là lĩnh vực mà các quyết định quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương vi phạm nhiều nhất.

Ví dụ 1: cũng vẫn Qui chế của Bộ Y tế đã nêu ở ví dụ 2 trên đây ngoài

việc trái về hình thức đã nêu còn có những nội dung trái pháp luật như sau: - Khoản 4 Điều 3 Qui chế của Bộ Y tế qui định ngôn ngữ ghi nhãn thuốc là "tiếng Việt Nam hoặc tiếng Anh, có thể thêm tiếng nước khác nhưng

kích thước phải nhỏ hơn" là trái với Điều 5 Qui chế 178, trái với đường lối

đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.

- Phần nội dung của nhãn thuốc trong Qui chế của Bộ Y tế: từ Điều 5 đến Điều 11 chỉ có 07 nội dung bắt buộc, ít hơn Qui chế 178 một nội dung, trong khi đó có những nội dung không đúng với Qui chế 178 như: tên thuốc (Điều 5); tên và địa chỉ cơ sở sản xuất (Điều 6); qui cách đóng gói (Điều 8); chỉ định, cách dùng, chống chỉ định (Điều 9); số đăng ký (Điều 10), các dấu hiệu lưu ý (Điều 11). Đáng kể nhất là Bộ chỉ qui định ghi tên thương phẩm của thuốc mà không ghi tên hàng hoá cụ thể đó là gì, ví dụ: phải qui định ghi đầy đủ tên thuốc kháng sinh ampixilin, hoặc thuốc cảm cúm paracetamol v.v... trong khi đó Thông tư của Bộ Thương mại số 34/1999/TT-BTM ngày 15 tháng 12 năm 1999 hướng dẫn thực hiện Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu

thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã chỉ rõ cách ghi tên hàng hoá đối với hàng hoá nói chung và thuốc tân dược nói riêng. Sau một loạt những qui định trái pháp luật nói trên, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 1946/YT-QLD ngày 30 tháng 3 năm 2000 để điều chỉnh một số nội dung trong Qui chế của Bộ cho phù hợp với Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất, nhập khẩu của Chính phủ. Công văn thì không thể nào điều chỉnh, sửa đổi nội dung của văn bản qui phạm pháp luật là quyết định của Bộ trưởng được. Như vậy, các sai sót về nội dung, hình thức văn bản của Bộ Y tế chồng chất lên nhau, làm cho doanh nghiệp không biết đường nào mà thực hiện, bởi vì nếu thực hiện theo Qui chế của Bộ thì trái pháp luật mà thực hiện theo Qui chế 178 thì trái ý Bộ Y tế.

Ví dụ 2: Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang số

1298/QĐ-UB ngày 15 tháng 8 năm 2001 ban hành mức thu học phí; công tác quản lý thu, chi học phí tại các trường: Cao đẳng sư phạm, Trung học kinh tế - kỹ thuật và dạy nghề, Trung học Y tế tỉnh Tuyên Quang. Điểm a, khoản 1 Điều 1 Quyết định này qui định:

"- Đối với sinh viên học Cao đẳng sư phạm: 100.000 đồng/học sinh/tháng;

- Đối với học sinh Trung học sư phạm: 80.000 đồng/học sinh/tháng".

Việc qui định thu học phí đối với học sinh, sinh viên ngành sư phạm là trái với qui định tại khoản 3 Điều 77 Luật giáo dục và khoản 2 Điều 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 1998 về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Ví dụ 3: Trường hợp các quyết định của Tổng cục Bưu điện ban hành

điển hình về sự vi phạm thẩm quyền về nội dung cũng như hình thức quyết định quản lý nhà nước qui phạm pháp luật.

Nghị quyết của Quốc hội số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 đã qui định Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ không có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật để thực hiện quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do cơ quan thuộc Chính phủ quản lý.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 287/2002/NQ- UBTVQH10 về việc thi hành một số điểm của Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992, theo đó, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ không được ban hành các văn bản qui phạm pháp luật. Qui định này làm cho các cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực vực được pháp luật qui định gặp trở ngại trong hoạt động quản lý của mình.

Để đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan thuộc Chính phủ được tiến hành thông suốt và liên tục, ngày 18 tháng 3 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 40/2002/QĐ-TTg về thẩm quyền ký ban hành văn bản qui phạm pháp luật để thực hiện quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do các cơ quan thuộc Chính phủ quản lý. Điều 1 của Quyết định nói trên qui định: "Giao Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký ban hành các văn bản qui phạm pháp luật (trước đây thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ) để thực hiện quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do các cơ quan thuộc Chính phủ quản lý".

Tổng cục Bưu điện là cơ quan thuộc Chính phủ. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Tổng cục Bưu điện thì có việc qui định giá cước bưu chính, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

viễn thông và internet. Các qui định về cước bưu chính, viễn thông được ban hành dưới dạng quyết định qui phạm pháp luật theo qui định của pháp luật và các quyết định qui phạm pháp luật của Tổng cục Bưu điện phải do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký, ban hành.

Tuy nhiên, ngày 13 tháng 6 năm 2002, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện đã ban hành các quyết định như sau:

- Quyết định số 476/2002/QĐ-TCBĐ ban hành bảng cước dịch vụ điện thoại quốc tế;

- Quyết định số 477/2002/QĐ-TCBĐ ban hành bảng cước dịch vụ thuê kênh viễn thông quốc tế;

- Quyết định số 478/2002/QĐ-TCBĐ v/v: ban hành cước hoà mạng thông tin di động;

- Quyết định số 479/2002/QĐ-TCBĐ v/v: ban hành cước dịch vụ nhắn tin toàn quốc;

- Quyết định số 480/2002/QĐ-TCBĐ về việc ban hành cước dịch vụ truy nhập Internet gián tiếp qua mạng điện thoại công cộng (PSTN);

- Quyết định số 481/2002/QĐ-TCBĐ về việc ban hành cước dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói (X 25);

- Quyết định số 482/2002/QĐ-TCBĐ ban hành cước dịch vụ chuyển tiếp khung (Frame Relay);

- Quyết định số 483/2002/QĐ-TCBĐ ban hành cước dịch vụ điện thoại di động trả trước thuê bao ngày.

Theo Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm 1996 và Nghị định số 101/CP ngày 23 tháng 9 năm 1997 hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật thì các quyết định nói trên của Tổng cục Bưu điện là các quyết định qui phạm pháp luật xét về mặt nội dung các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh và hình thức thể hiện của văn bản. Vì vậy, việc Tổng cục Bưu điện ban hành các quyết định nói trên là không đúng về thẩm quyền ban hành theo qui định tại Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung, không thực hiện đúng Điểm 1 Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 287/2002/NQ-UBTVQH ngày 29 tháng 01 năm 2002 qui định việc thi hành một số điểm của Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, trái với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 40/2002/QĐ-TTg ngày ngày 18 tháng 3 năm 2002 nói trên. Điều đáng nói ở đây là ý thức pháp luật chưa cao của công dân và dư luận xã hội đã không lên tiếng về những quyết định trái pháp luật nói trên của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, bởi vì những quyết định đó giảm giá cước các dịch vụ bưu chính, viễn thông và internet, làm lợi cho người sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông và internet, tuy nhiên, các quyết định đó lại làm ảnh hưởng đến pháp chế và trật tự pháp luật vì chúng không chỉ vi phạm pháp luật nói chung mà còn vi phạm Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi, bổ sung.

3.1.2.1.2. Các quyết định quản lý nhà nước trái với nội dung và mục đích của luật

Tức là quyết định được ban hành đúng thẩm quyền về hình thức và nội dung nhưng mục đích là để thực hiện một hành vi trái pháp luật thì quyết định đó cũng trái pháp luật.

Ví dụ: Đó là trường hợp Quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội số 3223/QĐ-UB ngày 12 tháng 8 năm 1998 về việc cho phép Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Sơn được tận thu cát xây dựng tại xã Võng La, Đông Anh, Hà Nội. Quyết định này trái pháp luật vì lý do: Điều 67 Nghị định

của Chính phủ số 68/CP ngày 05 tháng 11 năm 1996 hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật khoáng sản qui định "Bộ Công nghiệp khoanh định các khu vực có điều kiện phù hợp với qui định tại Điều 66 [Nghị định số 68/CP], khi có yêu cầu của địa phương, bàn giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý và cấp giấy phép khai thác tận thu cho các tổ chức, cá nhân đối với mọi khoáng sản,

trừ những khoáng sản và khu vực có qui định khác của Chính phủ; không cấp

giấy phép khai thác tận thu đối với những khu vực chưa được Bộ Công nghiệp khoanh định và bàn giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh".

Vào thời điểm Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết

định số 3223/QĐ-UB, Bộ Công nghiệp chưa khoanh định và bàn giao cho

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội khu vực nói trên để khai thác tận thu

cát. Do đó, Quyết định số 3223/QĐ-UB được ban hành chưa đúng qui định

của pháp luật. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, các địa phương trong cả nước rất lúng túng khi Bộ Công nghiệp chưa khoanh định và bàn giao khu vực khai thác tận thu theo qui định của Luật khoáng sản, trong khi nhu cầu thị trường vật liệu xây dựng là cát, sỏi rất lớn, công ăn việc làm của hàng nghìn người, của các doanh nghiệp đòi hỏi. Vì vậy, Quyết định nói trên của UBND thành phố Hà Nội chỉ mới đáp ứng được yêu cầu hợp lý mà chưa hợp pháp.

Mặc dù vậy, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có tờ trình và Tổng cục Địa chính đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thu hồi và cho Công ty Nam Sơn thuê đất để khai cát tại địa điểm đã cấp phép khai thác nói trên. Theo thẩm quyền qui định tại khoản 2 Điều 23 Luật đất đai 1993, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn ngày 10 tháng 12 năm 1998 đã ký Quyết định số 1105/QĐ-TTg về việc cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Sơn thuê đất để tận thu khai thác cát tại thành phố Hà Nội. Như vậy, quyết định nói trên của Thủ tướng Chính

phủ cũng trái pháp luật vì quyết định đó được ban hành với mục đích để thực hiện quyết định trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, mặc dù được ban hành đúng thẩm quyền về hình thức và nội dung. Tuy nhiên, trước khi Phó Thủ tướng Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thì không có cơ quan nào tham mưu rằng quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội trái pháp luật. Ở đây còn có sự vi phạm về thủ tục xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước, bởi vì trước khi ban hành Quyết định nói trên, các chuyên viên tham mưu đã không hỏi ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, nên dẫn đến quyết định đã được ban hành trái pháp luật.

Một phần của tài liệu Các yêu cầu đối với quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 94)