Ứng dụng chỉ thị phân tử DNA xác định khả năng chứa các gen kháng hữu hiệu trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền của vi khuẩn bạc lá (Xanthomonas oryzae pv. Oryzae) và chọn tạo giống lúa kháng bạc lá Báo cáo tông hop (Trang 78)

trong tp đoàn các ging lúa Vit Nam.

Nguồn gen đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chương trình chọn tạo giống lúa kháng bệnh. Việt Nam được coi là cái nôi của nguồn gen cây lúa. Các giống lúa Việt Nam trải qua quá trình chọn lọc trong điều kiện tự nhiên lâu đời dẫn đến hình thành rất nhiều tính trạng quí, đặc biệt là khả năng chống chịu với điều kiện vô sinh và hữu sinh, trong đó có tính kháng bệnh bạc lá. Để khai thác được nguồn gen này thì cần thiết phải xác định chúng chứa những gen kháng bệnh bạc lá gì để có kế hoạch sử dụng trong các chương trình chọn giống kháng bệnh.

Như trên chúng tôi đã xác định có 4 gen Xa4, xa5, Xa7 và Xa21 kháng được hầu hết các chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá miền Bắc Việt Nam. Vì gen Xa21 chỉ có ở loài lúa dại, còn trên loài lúa trồng thì không tồn tại. Nếu chúng tôi sử dụng chỉ thị phân tử DNA để phát hiện 3 gen kháng Xa4, xa5, Xa7 của 202 giống lúa địa phương Việt Nam.

Để kiểm tra khả năng mang 3 gen kháng bạc lá Xa4, xa5, Xa7 của các mẫu giống lúa, chúng tôi tiến hành PCR xác định gen kháng sử dụng các cặp mồi có trình tự nhưđã nêu

ở phần phương pháp nghiên cứu. Các đối chứng được sử dụng là các dòng đẳng gen IRBB4 chứa gen Xa4, IRBB5 chứa gen xa5, IRBB7 chứa gen Xa7 và IR24 đối chứng âm không chứa gen.

Kết quả xác định gen kháng bằng kỹ thuật PCR được trình bày ở hình 3.9, 3.10 và 3.11, các gen kháng được xác định bằng cách so sánh kích cỡ vạch băng nhân lên của mẫu với kích thước vạch băng của đối chứng từđó đưa ra kết luận là mẫu giống đó có chứa gen kháng hay không. Cụ thể, trong trường hợp của gen Xa4 chúng tôi dùng chỉ thị MP2, thì mẫu chứa gen

Xa4 có kích thước vạch băng được nhân có chiều dài 120bp, không chứa gen là 150bp; trong trường hợp Xa7 sử dụng chỉ thị P3, mẫu chứa gen Xa7 có kích thước là 297bp, không chứa gen Xa7 là 262 bp. Trong trường hợp gen xa5 sử dụng cặp mồi RG556 và enzyme DraI, sản phẩm PCR của mẫu mang gen lặn xa5 sau khi cắt bằng enzyme sẽ xuất hiện vạch băng kép tại kích thước khoảng 450bp.

Kết quả phát hiện được 101 mẫu giống có chứa gen kháng Xa4, 8 mẫu giống chứa gen

xa5, 59 mẫu giống chứa gen Xa7, và trong đó có 11 giống có chứa cả 2 gen Xa4 và Xa7 là: 10279, 10173 ,10282, 10288, 10707,10709, 10716, 10135,10137,10148, có 3 giống có chứa cả 2 gen xa5 và Xa7: 10706, 10293, 10136, có 1 giống có chứa cả 2 gen Xa4 và xa5 là: 10284. (kết quả tổng hợp ở bảng 3.9 phần phụ lục)

Hình 3.9: Đin di sn phm PCR gen Xa4, s dng cp mi MP2

1. Marker; 2. IR (đ/c âm); 3. IRBB4 (đ/c dương); 4. 10279

5. 10282 và 6. 10707 (là các mẫu giống chứa gen Xa4) ; 7. 10254; 8. 10283 (lần lượt là các mẫu giống không có chứa gen)

Hình 3.10: Đin di sn phm PCR gen Xa7, s dng cp mi P3

1. Marker; 2. IR24(đ/c âm); 3. IRBB7 (đ/c dương);

Các mẫu chứa gen 4. 10286; 7. 10178; 8. 10136; 9.10717; 10. 10716; Các mẫu không chứa gen 5. 10711; 6. 10182, 11. 10714; 12.10288; 13. 10294

Hình 3.11: Đin di sn phm PCR gen xa5 sau ct bng enzym Dra I

1. Marker, 2. IR24 (đ/c âm); 3. IRBB5(đ/c dương); 4. 10668; 5. 10274; 6. 10293; 7.10155; 8. 10101; 9.10062; 10. 10707; 11. 10706; 12. 10712; 13. 10190. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 500 bp 300 bp 1 2 3 4 5 6 7 8 500 bp 200 bp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

- 67 -

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền của vi khuẩn bạc lá (Xanthomonas oryzae pv. Oryzae) và chọn tạo giống lúa kháng bạc lá Báo cáo tông hop (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)