I. QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔ
7. Thẩm quyền đăng ký và giải quyết yêu cầu chấm dứt vệc nuôi con nuô
- Có tư cách đạo đức tốt.
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
6. Những người không được nhận con nuôi
Những người sau không được nhận con nuôi :
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
7. Thẩm quyền đăng ký và giải quyết yêu cầu chấm dứt vệc nuôicon nuôi con nuôi
Việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi chỉ được pháp luật công nhận khi việc nuôi con nuôi được đăng ký theo đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi.
Theo Điều 9 Luật nuôi con nuôi, thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi quy định như sau :
7.1. Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi là cơ quan có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
7.2. Đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi là cơ quan có quyền quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
7.3. Đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ởnước ngoài nước ngoài
Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.
7.4. Giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
Theo Điều 10 Luật nuôi con nuôi cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi là Tòa án nhân dân. Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
II. NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.