Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi (Điều 50)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (Trang 146 - 147)

I. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

9. Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi (Điều 50)

- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Cho, nhận con nuôi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản không chấp nhận việc cho, nhận con nuôi;

+ Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi (Biện pháp khắc phục hậu quả: hủy bỏ giấy tờ giả và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này).

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Khai báo gian dối để đăng ký việc cho, nhận con nuôi;

+ Làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi (Biện pháp khắc phục hậu quả: hủy bỏ giấy tờ giả và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này);

+ Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;

+ Lợi dụng việc cho con làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước (Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này).

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc, đe dọa để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;

+ Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, trừ trường hợp lợi dụng việc cho con làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước;

+ Làm dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con nuôi trái pháp luật; + Lợi dụng việc nhận con nuôi nhằm bóc lột sức lao động.

Ngoài ra, các hành vi nêu trên (trừ hành vi dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc, đe dọa để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi) còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi vi phạm này.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w