Các điều kiện của người giám hộ và người được giám hộ:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (Trang 118 - 121)

III. GIÁM HỘ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀ

1.Các điều kiện của người giám hộ và người được giám hộ:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, người giám hộ và người được giám hộ phải cùng cư trú trong một phường, xã, thị trấn với mục đích là để có điều kiện thực hiện nghĩa vụ giám hộ, và để chính quyền phường, xã, thị trấn giám sát việc thực hiện giám hộ theo pháp luật đã qui định. Như vậy, rõ ràng là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài không thể làm người giám hộ cho công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam.

Người giám hộ phải “có đủ điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ”. Nhưng đến nay chưa có một văn bản nào dưới luật của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, giải thích, hiểu như thế nào là “có đủ điều kiện cần thiết…”. Nhưng trong thực tế cho thấy, những điều kiện cần thiết là: Cùng Tổ quốc, cùng cư trú, cùng ngôn ngữ, cùng tôn giáo, cùng dân tộc, cùng giới tính với người được giám hộ.

1.2. Căn cứ vào thực tiễn

- Tại sao người giám hộ và người được giám hộ phải cùng Tổ quốc? Theo pháp luật nước ta và pháp luật của nhiều nước thì người giám hộ có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục đối với người được giám hộ. Nếu người giám hộ và người được giám hộ không cùng dân tộc, Tổ quốc sẽ có nhiều khác biệt về truyền thống văn hoá, lối sống, thói quen trong sinh hoạt.v.v. Đó là những trở ngại có thể làm cho người giám hộ không hoàn thành được nghĩa vụ mà pháp luật qui định.

- Tại sao người giám hộ và người được giám hộ phải cùng ngôn ngữ? Nếu người giám hộ và người được giám hộ là công dân hai nước có ngôn ngữ khác nhau, thì họ không thể giao tiếp được với nhau, và đó cũng là trở ngại lớn, khiến cho người giám hộ không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình mà pháp luật đã qui định. Việc pháp luật nước ta qui định, công dân nước ngoài cũng được làm người giám hộ cho trẻ em là công dân Việt Nam là điều kiện không phù hợp với thực tế.

- Tại sao người giám hộ và người được giám hộ phải cùng nơi cư trú? Theo pháp luật nước ta và pháp luật các nước, họ phải cùng nơi cư trú, nếu không cùng nơi cư trú thì người giám hộ không thể thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật đã qui định: Chăm sóc cho đứa trẻ, đại diện cho đứa trẻ trong giao dịch dân sự, quản lý tài sản của đứa trẻ, bảo vệ quyền lợi cho đứa trẻ được giám hộ. Qua dẫn chứng này cho thấy, mặc dù pháp luật đã quyết định, nhưmg công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài không thể làm người giám hộ cho đứa trẻ là công dân Việt Nam ở Việt Nam.

- Tại sao người giám hộ và người được giám hộ phải cùng tôn giáo? Chúng tôi được biết, theo thực tiễn ở các nước, trong việc cử người giám hộ, người ta rất lưu ý đến vấn đề tôn giáo, đòi hỏi người giám hộ phải cùng tôn giáo với người được giám hộ. Thực tế cho thấy, người theo đạo Hinđu không thể làm người giám hộ cho người theo đạo Thiên chúa và ngược lại, người theo đạo Thiên chúa không thể làm người giám hộ cho người theo đạo Hồi và ngược lại, người theo đạo Hồi không thể làm người giám hộ cho người theo đạo Phật và ngược lại.

1.3. Trường hợp người giám hộ và người được giám hộ không cùngquốc tịch. Việc giám hộ, mà người giám hộ và người được giám hộ không quốc tịch. Việc giám hộ, mà người giám hộ và người được giám hộ không cùng quốc tịch phát sinh trong hai trường hợp sau đây:

- Cha là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài cùng thường trú ở Việt Nam, sinh con ở Việt Nam, đứa trẻ này là công dân Việt Nam. Sau khi sinh con, người cha chết thì người mẹ là người giám hộ cho con. Hai mẹ con có quốc tịch khác nhau, nhưng đây là giám hộ đương nhiên.

- Hai cha mẹ nuôi đều là công dân nước ngoài thường trú ở nước ngoài có con nuôi là công dân Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài cùng cha mẹ nuôi. Sau khi cha nuôi chết, thì mẹ nuôi là người giám hộ cho con nuôi. Hai mẹ con có quốc tịch khác nhau, nhưng đây là giám hộ đương nhiên.

1.4. Công dân Việt Nam làm người giám hộ cho công dân nước ngoài

Gặp trường hợp công dân nước ngoài cư trú ở Việt Nam cần có người giám hộ, mà những người thân thích cử một công dân Việt Nam đủ tiêu chuẩn làm người giám hộ cho công dân nước ngoài này, thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không có quyền xem xét, giải quyết, ra quyết định công nhận. Bởi lẽ, theo Hiệp định lãnh sự mà nước ta đã ký kết với nước ngoài, thì trong trường hợp này, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải qua đường ngoại giao thông báo cho Đại sứ quán nước của người cần giám hộ để Đại sứ quán này cử công dân của nước mình ở Việt Nam làm giám hộ. Nếu không cử được người giám hộ, thì một viên chức lãnh sự thuộc Đại sứ quán này phải đích thân làm giám hộ. Thỏa thuận này cũng nói lên rằng, người giám hộ và người được giám hộ phải cùng quốc tịch.

1.5. Công dân Việt Nam làm người giám hộ cho người không quốctịch tịch

Trường hợp người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam cần có người giám hộ, mà những người thân thích cử một công dân Việt Nam đủ tiêu chuẩn làm người giám hộ và công dân Việt Nam này chấp nhận, thì về nguyên tắc, Uỷ

ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xem xét, giải quyết, ra quyết định công nhận. Tuy nhiên, trong thực tế, thì chưa bao giờ xẩy ra.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (Trang 118 - 121)