Điềm b– Điều 168 – Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 10 Điềm c – Điều 12 – Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (Trang 180 - 184)

- Luật nơi thường trú của người nhận nuôi con nuô

9 Điềm b– Điều 168 – Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 10 Điềm c – Điều 12 – Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm

- Người vợ hoặc người chồng yêu cầu Tòa án tuyên bố người chồng hoặc vợ của mình mất tích. Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết, Tòa án có quyết định tuyên bố người chồng hoặc người vợ đó mất tích.

- Sau khi quyết định tuyên bố người chồng hoặc người vợ mất tích có hiệu lực pháp luật thì người vợ hoặc chồng còn lại yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn với người mất tích. Tòa án sẽ giải quyết cho đương sự được ly hôn với người mất tích.

Nếu người chồng ở nước ngoài thỉnh thoảng vẫn có sự liên lạc về Việt Nam thì không thể xác định mất tích để yêu cầu ly hôn với người mất tích được. Vì vậy, cần tư vấn theo hướng sau:

Người vợ vẫn có thể khởi kiện về ly hôn, nếu xác định được địa chỉ của bị đơn thì Toà án sẽ tiến hành uỷ thác thu thập chứng cứ và giải quyết vụ án ly hôn, có thể xử vắng mặt bị đơn. Tuỳ thuộc vào chứng cứ thu thập được, xem xét căn cứ ly hôn, Toà án sẽ quyết định cho ly hôn hay không. Nếu bị đơn cố ý giấu địa chỉ thì Toà án vẫn giải quyết ly hôn theo thủ tục chung. Toà án vẫn có thể ra quyết định cho ly hôn nếu nguyên đơn có đủ chứng cứ chứng minh về căn cứ ly hôn. Nếu bị đơn không cố tình giấu địa chỉ nhưng nguyên đơn không biết được địa chỉ của bị đơn thì có thể yêu cầu toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt, sau đó yêu cầu xin ly hôn và Toà án vẫn giải quyết ly hôn, Toà án căn cứ vào chứng cứ của nguyên đơn cung cấp và xem xét căn cứ ly hôn, Toà án sẽ quyết định cho ly hôn hay không.

5.4. Hậu quả ly hôn trong việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

Khi tư vấn các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, thông thường người được tư vấn quan tâm đến việc sau khi ly hôn quyền và lợi ích của họ sẽ được đảm bảo như thế nào? Do đó, người tư vấn cần phải tư vấn cụ thể về từng vấn đề của hậu quả ly hôn:

- Về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, một số quyền họ có được do hôn nhân mang lại như quốc tịch sẽ không thay đổi sau khi chấm dứt hôn nhân.

- Về quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng, giữa vợ chồng với người thứ ba sẽ được giải quyết phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu tài sản của vợ chồng là bất động sản đang ở nước nào thì sẽ giải quyết theo luật nơi có bất động sản. Đối với tài sản khác sẽ giải quyết theo pháp luật mà vợ chồng đã yêu cầu toà án giải quyết ly hôn (luật nơi thường trú chung của vợ chồng). Trong thực tế có rất nhiều trường hợp, khi kết hôn hai bên đã đăng ký kết hôn ở

nước ngoài, theo pháp luật một số nước cho phép hai bên được thoả thuận về tài sản theo chế độ tài sản ước định, tức là vợ chồng đã ký hôn ước khi kết hôn. Sau đó, việc kết hôn này đã được công nhận tại Việt Nam. Khi họ ly hôn tại Toà án Việt Nam thì một vấn đề mà các đương sự cần sự tư vấn là thoả thuận về tài sản đó có được coi là cơ sở pháp lý để chia tài sản khi ly hôn hay không?

Trong trường hợp này, cán bộ tư vấn cần phải xác định rõ rằng pháp luật Việt Nam không thừa nhận chế độ tài sản ước định, việc công nhận việc kết hôn là công nhận tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân khi không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, việc công nhận này không bao gồm việc thừa nhận hôn ước. Do đó, khi họ ly hôn tại Toà án Việt Nam, Toà án Việt Nam vẫn có thể áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam để giải quyết việc chia tài sản của vợ chồng mà không căn cứ vào hôn ước để giải quyết. Mặt khác, khi một bên vợ hoặc chồng là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị hạn chế trong việc đứng tên chủ sở hữu đối với tài sản là quyền sử dụng đất và nhà ở, do đó, người vợ hoặc người chồng còn lại là người Việt Nam là người được đứng tên toàn bộ tài sản là quyền sử dụng đất và nhà ở. Trong tình huống này, người tư vấn cần xác định rõ rằng cho dù tài sản đó đứng tên một bên vợ, chồng nhưng tài sản đó đã có được trong thời kỳ hôn nhân theo các căn cứ do luật định thì tài sản đó vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Nếu người nào đang đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu nhà mà nhận là tài sản riêng thì phải chứng minh về nguồn gốc tài sản, nếu không chứng minh được thì tài sản đó vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, nếu người vợ hoặc người chồng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện được đứng tên quyền sở hữu tài sản thì họ được chia theo giá trị. Như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng hoàn toàn bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử khi vợ chồng là công dân Việt Nam hay là người nước ngoài. Bên cạnh đó, pháp luật cũng có sự ưu tiên nhất định đối với người vợ và con chưa thành niên khi vợ chồng ly hôn, lao động trong gia đình (người vợ thường là người nội trợ trong gia đình) được coi là lao động có thu nhập.

- Về việc cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi có điều kiện cần và đủ. Đó là khi một bên rơi vào tình trạng khó khăn, túng thiếu có yêu cầu và có lý do chính đáng, bên kia có khả năng cấp dưỡng (Điều 60). Việc quy định

này xuất phát từ bản chất nhân đạo xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi ly hôn. Quyền và nghĩa vụ này sẽ không chấm dứt khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng kết hôn với người khác. Như vậy, một người có thể vừa phải cấp dưỡng cho vợ hoặc chồng cũ, vừa phải thực hiện nghĩa vụ với tư cách là vợ chồng trong quan hệ hôn nhân mới. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ (chồng) cũ lại là nghĩa vụ riêng của một bên. Vì vậy, người có nghĩa vụ cấp dưỡng không được dùng thu nhập để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu người vợ hoặc người chồng của họ không đồng ý dùng tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì chỉ còn một cách là chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

- Về quan hệ đối với con cái khi cha mẹ ly hôn: Vợ chồng thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ là người trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; ai là người sẽ cấp dưỡng cho người con đó.

Nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về vấn đề này thì Tòa án sẽ quyết định căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con (như nhu cầu về vật chất, tinh thần, điều kiện học hành, đi lại…), nếu con từ 9 tuổi trở lên phải tính đến nguyện vọng của con để giao con cho ai là người trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu con dưới ba tuổi, về nguyên tắc, giao cho người mẹ. Đối với người không trực tiếp nuôi con, cần xác định với họ đây là nghĩa vụ đương nhiên, không tính đến việc người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không. Ngay cả trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu bên kia phải cấp dưỡng thì Tòa án vẫn phải giải thích cho họ biết rằng việc cấp dưỡng cho con vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con, vì lợi ích của con. Tuy nhiên, nếu người trực tiếp nuôi con đầy đủ khả năng nuôi con, việc từ chối nhận cấp dưỡng cho con là hoàn toàn tự nguyện thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng.

Vợ chồng có thể thỏa thuận về mức và phương thức cấp dưỡng cho con. Nếu không thỏa thuận được về phương thức cấp dưỡng thì Tòa án quyết định theo phương thức cấp dưỡng hàng tháng.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có thể được đặt ra khi người trực tiếp nuôi con không đảm bảo được những quyền lợi về mọi mặt của người con. Nếu con từ chín tuổi trở lên phải tính đến nguyện vọng của người con đó.

Người cấp dưỡng cho con có quyền thăm nom con và không ai được cản trở quyền này của họ. Tuy nhiên, nếu người cấp dưỡng cho con lạm dụng quyền thăm nom con để làm ảnh hưởng xấu tới việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Người trực tiếp nuôi con và những người khác không được cản trở quyền thăm nom con của người khác. Nếu vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Mặt khác, pháp luật nhiều quốc gia quy định rất rõ khi một bên vợ, chồng là người trực tiếp nuôi con, họ sẽ là người quản lý hợp pháp đối với đứa con đó. Nếu bên kia muốn đón đứa trẻ đều phải có sự đồng ý của họ. Nếu đón đứa trẻ về với mình mà không có sự đồng ý của người kia thì hành vi này bị coi là trái pháp luật và có thể nghiêm trọng hơn là tội bắt cóc con. Do đó, khi tư vấn về vấn đề này, người tư vấn cần cảnh báo họ những rủi ro mà họ có thể gặp phải khi họ không phải là người trực tiếp nuôi con mà có những hành vi như đã nêu trên.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (Trang 180 - 184)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w