Khai sinh và quốc tịch của con khi kết hôn với người nước ngoà

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (Trang 107)

I. QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔ

2.Khai sinh và quốc tịch của con khi kết hôn với người nước ngoà

2.1. Các quy định chung

Khai sinh và xác định quốc tịch của con khi kết hôn với người nước ngoài là một trong những vấn đề mấu chốt trong lĩnh vực hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Bởi quốc tịch đóng vai trò quan trọng quyết định tới quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ.

Về quốc tịch của con khi kết hôn với người nước ngoài được quy định tại Điều 16 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008:

- Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

- Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

Các quy định này xuất phát từ thực tế nảy sinh vấn đề, nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh cho con mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì đứa trẻ sẽ mang quốc tịch của cha hay mẹ? Nhằm tháo gỡ vướng mắc này, Khoản 2 Luật quốc tịch năm 2008 đã quy định “Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam”. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, hạn chế việc để trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam rơi vào tình trạng không quốc tịch.

Về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch được quy định tại Điều 17 Luật Quốc tịch như sau:

- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

a) Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam

Con chưa thành niên sống cùng cha mẹ thì quốc tịch sẽ thay đổi theo quốc tịch của cha mẹ. Trường hợp cha hoặc mẹ đang mang quốc tịch nước ngoài mà được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam nếu không có thỏa thuận bằng văn bản về việc giữ quốc tịch nước ngoài của con chưa thành niên sinh sống với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam.

Cụ thể, Điều 35 Luật quốc tịch năm 2008 đã quy định:

- Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ.

- Khi chỉ cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ.

Trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ không thỏa thuận bằng văn bản về việc giữ quốc tịch nước ngoài của người con.

- Sự thay đổi quốc tịch của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định nêu trên phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.

b) Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam

Nếu cha mẹ bị tước hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên không thay đổi. Điều 36 Luật quốc tịch năm 2008 quy định:

Khi cha mẹ hoặc một trong hai người bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên không thay đổi.

c) Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên được người nước ngoài nhận làm con nuôi hoặc trẻ em nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi

Vấn đề quốc tịch của con nuôi chưa thành niên được quy định tại Điều 37 Luật quốc tịch năm 2008. Nếu trẻ em là công dân Việt Nam được người nước

ngoài nhận làm con nuôi hoặc trẻ em nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì mang quốc tịch Việt Nam. Cụ thể:

- Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

- Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi.

- Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật quốc tịch.

- Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (Trang 107)