III. GIÁM HỘ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀ
2. Thẩm quyền của Đại sứ quán nước ta ở nước ngoài trong việc giám hộ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoà
giám hộ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Theo khoản 2 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Đại sứ quán nước ta ở nước ngoài giải quyết việc giám hộ có yếu tố nước ngoài. Như vậy, Đại sứ quán được quyền xem xét, ra quyết định công nhận việc giám hộ, mà người giám hộ là công dân Việt Nam, người được giám hộ là người nước ngoài ở nước sở tại, hoặc người giám hộ là người nước ngoài, người được giám hộ là công dân Việt Nam ở nước sở tại. Qui định này là phi thực tế. Phải khẳng định rằng, từ trước đến nay, Đại sứ quán nước ta ở nước ngoài chưa hề một lần ra quyết định công nhận việc giám hộ, mà người giám hộ hoặc người được giám hộ là công dân Việt Nam. Bởi vì:
- Trong trường hợp một công dân nước sở tại cần có người giám hộ, mà những người thân thích lại cử một công dân Việt Nam làm giám hộ và yêu cầu Đại sứ quán nước ta ở nước này ra quyết định công nhận, thì Đại sứ quán phải từ chối. Bởi lẽ, pháp luật nước nào cũng vậy, không chấp nhận người nước ngoài làm người giám hộ cho công dân nước mình.
Trường hợp một công dân Việt Nam ở nước sở tại cần có người giám hộ, mà những người thân thích lại cử một công dân của nước sở tại làm người giám hộ cho công dân Việt Nam này và yêu cầu Đại sứ quán ra quyết định công nhận, thì Đại sứ quán phải từ chối. Bởi lẽ, theo Hiệp định lãnh sự, mà nước ta đã ký với nước ngoài cũng như các nước đã ký song phương với nhau, gặp trường hợp này, chính quyền nước sở tại phải qua đường ngoại giao thông báo cho Đại sứ quán nước ta biết, để Đại sứ quán cử công dân Việt Nam làm người giám hộ, hoặc một viên chức của Đại sứ quán phải đích thân làm người giám hộ cho công dân nước mình thường trú ở nước sở tại.
Qua những dẫn chứng trên đây thấy rằng, người giám hộ và người được giám hộ phải là hai người cùng Tổ quốc, cùng nơi cư trú, cùng tôn giáo, cùng ngôn ngữ… Ngoài ra, người không quốc tịch cũng không thể làm người giám hộ cho công dân Việt Nam, vì họ không phải là công dân của một quốc gia nào cả. Đây là quan điểm của chúng tôi về lĩnh vực giám hộ, mà người giám hộ và người được giám hộ có quốc tịch khác nhau./.
Tác giả: THÁI CÔNG KHANH Nguồn: TẠP CHÍ KIỂM SÁT SỐ
Trích dẫn từ: http://tapchikiemsat.org.vn/viewtopic/phap-luat-58/Giam-
CHỦ ĐỀ 7