I. QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔ
2. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuô
Chính vì chưa đạt đến độ tuổi trưởng thành nên trẻ em luôn cần có người lớn, cần có gia đình bên cạnh để quan tâm chăm sóc và giáo dục, tạo cho các em môi trường, điều kiện tốt nhất cho sự phát triển về thể chất, về trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Mục đích việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình hòa thuận, hạnh phúc phù hợp với đạo đức xã hội.
Khi một người nhận trẻ em làm con nuôi và được pháp luật công nhận thì giữa họ phát sinh mối quan hệ cha mẹ và con, có các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ, con theo quy định của pháp luật.
Với trẻ em bị bỏ rơi, bị thất lạc cha, mẹ, trẻ em mồ côi cha mẹ, việc được nhận làm con nuôi có nghĩa là tìm cho các em một mái ấm gia đình để các em được hưởng quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục để phát triển của trẻ em. Với những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, điều kiện kinh tế thiếu thốn, việc được nhận làm con nuôi, có được một gia đình mới giúp cho các em có điều kiện được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt hơn, đầy đủ hơn tạo điều kiện đẻ các em phát triển tốt về thể chất, trí tuệ và tinh thần, đạo đức.
Với mục đích hãy làm những gì tốt nhất cho trẻ em, năm 2010, nhà nước ta đã ban hành Luật nuôi con nuôi trong đó xác định rõ nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi, đó là:
“1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
2. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước”.