I. QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔ
3. Điều kiện đối với người nhận con nuô
4.3. Thủ tục nộp và kiểm tra hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoà
nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
c) Thời hạn có giá trị sử dụng của giấy tờ
Các giấy tờ, tài liệu quy định trong hồ sơ của người nhận con nuôi như: phiếu lý lịch tư pháp, văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe, bản điều tra về tâm lý, gia đình, văn bản xác nhận thu nhập và tài sản của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi (Điều 5 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP).
Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ của người nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận phải được hợp pháp hoá lãnh sự khi sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ của người nhận con nuôi bằng tiếng nước ngoài phải được địch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
4.3. Thủ tục nộp và kiểm tra hồ sơ của người nhận con nuôi nướcngoài ngoài
a) Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài (Điều 31 Luật nuôi con nuôi và Điều 17 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP)
Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được thực hiện theo quy định sau đây:
Trường hợp nhận con nuôi đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại
Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.
Trường hợp nhận con nuôi không đích danh, thì người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam; nếu nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.
Cục Con nuôi xem xét, tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi căn cứ số lượng trẻ em Việt Nam có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài.
b) Trách nhiệm kiểm tra và chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi (Điều 34 Luật Nuôi con nuôi, Điều 19 Nghị định số 19/2011/NĐ – CP)
Việc kiểm tra hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được thực hiện theo quy định sau đây:
Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra và xử lý hồ sơ của người nhận con nuôi trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau khi nhận đủ hồ sơ của người nhận con nuôi, Cục Con nuôi (thuộc Bộ Tư pháp) kiểm tra, thẩm định hồ sơ để xác định:
- Người nhận con nuôi đã được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật của nước đó;
- Người nhận con nuôi đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam.
Khi thẩm định hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Cục Con nuôi lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội để xác định người nhận con nuôi có điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
Hồ sơ của người nhận con nuôi được chấp thuận nếu đáp ứng các yêu cầu quy định đã nêu trên. Trường hợp không chấp thuận, Cục Con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Trường hợp người nhận con nuôi đích danh, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Sau khi kết thúc thời hạn thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em