III. TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRONG CÁC VỤ VIỆC HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI CỤ THỂ
3. Tư vấn pháp luật trong việc nhận cha,mẹ, con có yếu tố nước ngoà
tâm thần đã sang Việt Nam kết hôn với phụ nữ Việt Nam và đã gây ra nhiều hậu quả khó lường cho người vợ là công dân Việt Nam. Chính vì vậy, trong việc kết hôn có yếu tố nước ngoài cần phải có giấy xác nhận của tổ chức y tế về tình trạng không bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi mới được kết hôn. Tức là chỉ cần họ bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi thì không được kết hôn chứ không nhất thiết phải bị toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Về điều kiện cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, trong việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, trên thực tế có những trường hợp người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã chuyển giới muốn kết hôn với người Việt Nam ở trong nước. Vì vậy, cán bộ tư vấn cần nắm vững được một số kiến thức cơ bản về nhóm người này. Người chuyển giới (trangender) là người có giới tính sinh học không trùng với bản dạng giới của họ (chẳng hạn, một người có cơ thể là nam nhưng lại nghĩ mình là nữ hoặc ngược lại, có thể họ đã phẫu thuật để chuyển sang giới mà mình mong muốn).
Cán bộ tư vấn cần phân biệt người đã hoàn thiện giới tính nhưng là người chuyển giới với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính (biểu hiện như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật) hoặc giới tính chưa được định hình chính xác (chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính) và muốn xác định lại giới tính. Pháp luật Việt Nam hiện nay cho phép được xác định lại giới tính nhưng chưa chấp nhận việc chuyển giới. Do đó, những người chuyển giới đã phẫu thuật chuyển giới tính sẽ không được thay đổi giấy tờ về hộ tịch liên quan đến giới tính. Tuy nhiên, do một số nước khác đã cho phép chuyển giới cho nên khi những người này sang Việt Nam kết hôn với công dân Việt Nam thì cán bộ tư vấn cần căn cứ vào giấy tờ tuỳ thân của họ để xác định họ là nam hay nữ để tư vấn cho họ có được kết hôn hay không.
3. Tư vấn pháp luật trong việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nướcngoài ngoài
3.1. Các trường hợp nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài, baogồm: gồm:
- Người nước ngoài nhận công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam là cha, mẹ, con.
- Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là cha, mẹ, con.
- Người nước ngoài nhận công dân Việt Nam cư trú ở nước họ là cha, mẹ, con.
- Công dân Việt Nam nhận công dân Việt Nam là cha, mẹ, con mà ít nhất một trong hai bên định cư ở nước ngoài.
Việc nắm vững những trường hợp nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài sẽ giúp cho người tư vấn dễ dàng trong việc xác định nguyên tắc áp dụng luật trong việc nhận cha, mẹ, con, đó là áp dụng luật nơi người con mang quốc tịch hoặc luật nơi người con cư trú. Từ đó xác định nội dung pháp luật cần tư vấn về việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài.
3.2. Các điều kiện nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài:
Cán bộ tư vấn có thể tư vấn cho người được tư vấn về những thuận lợi của việc nhận cha, mẹ, con để họ tin tưởng hơn khi tiến hành nhận cha, mẹ, con. Trong việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài thì điều kiện quan trọng nhất là phải có sự tự nguyện nhận cha, mẹ, con của các đương sự trong mối quan hệ cha mẹ con “bên nhận và bên được nhận còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ, việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con” (Điều 18 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP). Đây là sự khác biệt giữa việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài với việc nhận cha, mẹ, con trong nước. Trong việc nhận cha, mẹ, con trong nước thì con có quyền nhận cha, mẹ kể cả trong trường hợp cha mẹ đã chết. Nhưng đối với việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài thì bắt buộc các bên phải còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ.
Đặc biệt, trong việc đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài rất nhiều trường hợp đương sự hỏi rằng không có tranh chấp là không có tranh chấp giữa các chủ thể nào? Hay chủ thể nào có quyền tranh chấp trong việc nhận cha, mẹ, con. Vì vậy, người tư vấn cần phải vận dụng pháp luật để trả lời cho các câu hỏi này. Theo Nghị định số 06/2012/NĐ-CP hướng dẫn “không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con”. Vậy người tư vấn cần hiểu người có quyền và lợi ích liên quan chỉ là những người có liên quan trực tiếp đến mối quan hệ đó, bao gồm, cha, mẹ, con để tư
vấn cho các đương sự để họ thực sự yên tâm xác lập quan hệ cha con, mẹ con. Việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể mà đặc biệt là trẻ em.
Một vấn đề cần tư vấn cho các đương sự là trong việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài điều quan trọng nhất là sự tự nguyện, là ý chí của các chủ thể trong mối quan hệ cha mẹ con, do đó, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con là không bắt buộc phải có.
Trong thực tế tư vấn các vụ việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài có nhiều trường hợp người tư vấn phải vận dụng phối hợp nhiều văn bản pháp luật khác nhau có liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con mới có thể xác định được giải pháp cho vụ việc đó.
Ví dụ: Anh A và chị B là vợ chồng hợp pháp có hai con chung, sau đó anh A và chị B ly hôn, anh A nuôi hai con còn chị B có nghĩa vụ cấp dưỡng cho hai con. Sau đó chị B ra nước ngoài làm ăn sinh sống và có chung sống như vợ chồng với anh M. Anh M đã tiến hành xác định huyết thống giữa anh và hai con của chị B và anh A bằng giám định ADN và có kết quả anh M chính là cha đẻ của hai con của chị B và anh A. Khi nhận được kết quả này, anh M đã gọi điện về Việt Nam nói chuyện với anh A, đề nghị anh A cho anh được nhận con, và anh A cũng đồng ý. Anh M đã bay về Việt Nam làm đơn xin đăng ký nhận con, có sự đồng ý của anh A, chị B kèm theo kết luận giám định ADN mà anh M đã làm ở nước ngoài. Vậy, vụ việc này cần tư vấn những vấn đề gì cho các đương sự?
Trước hết, cán bộ tư vấn cần xác định cho đương sự về cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc này. Trong vụ việc trên, tất cả các đương sự đều tự nguyện và không có tranh chấp, vậy cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc này có phải là Sở Tư pháp nơi hai cháu đang cư trú hay không? Do trong Giấy khai sinh của hai cháu bé, phần khai về cha mẹ vẫn là anh A và chị B, vì vậy, nếu không có một quyết định của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác định cha, mẹ, con thì Uỷ ban nhân dân không thể tự ý bỏ tên anh A với tư cách đang là cha ra khỏi giấy khai sinh của hai cháu bé rồi cho tên anh M vào giấy khai sinh của hai cháu bé với tư cách là cha của hai cháu bé đó. Việc cải chính giấy khai sinh của người con phải theo đúng thủ tục mà pháp luật quy định. Nhưng do vụ việc này cũng không có tranh chấp nên liệu có thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án hay không? Trong trường hợp này cán bộ tư vấn vận dụng các quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Bộ luật Tố tụng dân sự
2004 để tư vấn cho đương sự, cụ thể là hướng dẫn cho anh A làm đơn khởi kiện ra toà án yêu cầu xác định hai cháu bé không phải là con của mình. Sau khi có bản án của Toà án thì anh A có thể làm thủ tục cải chính giấy khai sinh cho hai cháu bé. Họ tên của anh không còn trong giấy khai sinh của hai cháu nữa, đồng thời, anh M có thể làm đơn đăng ký nhận con, sau khi có quyết định nhận con thì họ tên anh M sẽ được bổ sung vào giấy khai sinh của hai cháu bé theo đúng thủ tục luật định.