KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (Trang 153 - 155)

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1. Khái quát chung về kỹ năng tư vấn pháp luật

Kỹ năng là sự vận dụng linh hoạt kiến thức, kinh nghiệm vào các sự việc cụ thể để mang lại hiệu quả mong muốn.

Tư vấn pháp luật là sự trợ giúp, trao đổi thông tin pháp lý giữa người tư vấn với người được tư vấn, cung cấp cho họ những kiến thức, những giải pháp giúp họ giải quyết vấn đề của mình hiệu quả đúng pháp luật. Theo Điều 28 Luật Luật sư thì tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. Tư vấn pháp luật có một số đặc điểm chính sau đây:

- Người tư vấn pháp luật phải là người có trình độ chuyên môn sâu sắc, am hiểu pháp luật, và có đạo đức nghề nghiệp, nắm vững kỹ năng tư vấn pháp luật.\;

- Quan hệ giữa người tư vấn và người được tư vấn được xây dựng và củng số trên cơ sở sự tin cậy và thân thiện;

- Mục đích của việc tư vấn pháp luật là đưa ra các giải pháp pháp lý để người được tư vấn lựa chọn phương án giải quyết vấn đề của mình một cách tối ưu và hiệu quả trên cơ sở tôn trọng pháp luật và hướng đến bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của người được tư vấn.

Trong hoạt động tư vấn pháp luật, người tư vấn phải hướng tới mục tiêu dựa trên các quy định của pháp luật để tìm ra những giải pháp tốt nhất để người được tư vấn lựa chọn xử sự. Bên cạnh đó, họ còn phải đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích của người được tư vấn với trách nhiệm tuân thủ pháp luật và giữ gìn những chuẩn mực đạo đức xã hội. Nội dung tư vấn không chỉ đơn thuần dựa trên những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề cần tư vấn mà còn bao gồm cả sự hiểu biết về người được tư vấn về những chủ thể có liên quan và cả kiến thức, hiểu biết xã hội, kiến thức về tâm lý học. Điều này ta thấy rất rõ trong các quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung, các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói riêng.

Để đạt được mục tiêu tư vấn, người tư vấn cần thiết lập quan hệ giao tiếp, xây dựng và củng cố mối quan hệ mới thân thiện, tin cậy, tạo tâm lý thoải mái dễ chia sẻ với người được tư vấn. Người tư vấn còn phải biết lắng nghe các thông tin mà người được tư vấn cung cấp để nắm bắt đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến vụ việc để phục vụ cho quá trình tư vấn. Từ đó, người tư

vấn xác định hướng thu thập thông tin, chứng cứ và đối chiếu với các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề cần tư vấn, từ đó hình thành các giải pháp thích hợp nhất cho người được tư vấn lựa chọn phương án xử sự, hướng giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

Như vậy, hiểu một cách ngắn gọn nhất, kỹ năng tư vấn pháp luật là sự vận dụng linh hoạt kiến thức, kinh nghiệm để trợ giúp, trao đổi thông tin pháp lý với người được tư vấn, cung cấp cho họ những kiến thức, những giải pháp hữu ích nhằm giải quyết vấn đề một cách hiệu quả đúng pháp luật.

2. Một số đặc trưng của tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình cóyếu tố nước ngoài yếu tố nước ngoài

Đối với các quan hệ hôn nhân gia đình, đặc biệt là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, người tư vấn pháp luật cần phải nắm được những đặc trưng cơ bản, có như vậy việc tư vấn mới đạt hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ những đặc trưng của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cho thấy để việc tư vấn pháp luật có hiệu quả, người tư vấn phải lưu ý:

2.1. Người tư vấn phải nắm vững đặc trưng của quan hệ hôn nhân và giađình nói chung và tính nhạy cảm, phức tạp trong các quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung và tính nhạy cảm, phức tạp trong các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói riêng, cụ thể là

+ Quan hệ hôn nhân và gia đình mang nặng yếu tố tình cảm, bị ảnh hưởng nhiều bởi phong tục tập quán và đạo đức xã hội. Đây còn là những quan hệ bị chi phối, tác động bởi nhiều yếu tố được coi là rào cản xã hội như định kiến giới, phân biệt đối xử về giới;

+ Quan hệ hôn nhân và gia đình có nhiều nhóm chủ thể đặc biệt, dễ bị tổn thương và cần nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và bảo vệ từ phía nhà nước và xã hội như trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi;

+ Các chủ thể của quan hệ hôn nhân và gia đình thường gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng và những mối quan hệ do hôn nhân mang lại. Quan hệ hôn nhân và gia đình rất đa dạng, phức tạp, đan xen, ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau;

+ Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài bị chi phối, điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, tạo ra sự xung đột pháp luật trong quá trình áp dụng, do đó mối quan hệ này có tính đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung;

+ Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có thể có sự tham gia của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài với những quy

chế pháp lý điều chỉnh khác nhau trong từng mối quan hệ cụ thể. Do đó, chủ thể

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ NGHIỆP VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (Trang 153 - 155)