- Tổ chức, chỉ đạo việc sử dụng thiết bị dạy học.
3.10 Mối quan hệ giữa các biện pháp
Tất cả các biện pháp nêu trên có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ may tại Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. Các biện pháp đưa ra đều mang tính khả thi, phù hợp với thực tế của nhà trường.
Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học thực hành ngành Công nghệ May nếu có sự phối hợp đồng bộ các biện pháp, chắc chắn công tác tổ chức dạy học thực hành sẽ đạt được kết quả mong muốn, giúp cho nhà trường hoàn thành mục tiêu giáo dục.
Tiểu kết chƣơng 3.
Trong các biện pháp quản lý dạy học thực hành nghành công nghệ may hệ Cao đẳng đã được được đề xuất trên cơ sở quan niệm phổ biến hiện nay về quản lí đào tạo nghề, phù hợp với định hướng phát triển công tác dạy nghề ở nước ta, cũng như tại trường Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp.
Những biện pháp được đề xuất đã tập trung khắc phục những nhược điểm và phát huy ưu điểm trong dạy học thực hành ngành công nghệ may của trường Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp. Mỗi một biện pháp đều có một vị trí quan trọng, có vai trò nhất định tác động lớn vào việc quản lý dạy học thực hành nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực có tri thức, có kỹ năng đáp ứng nhu cầu sản xuất thực tiễn của xã hội. Do đó không thể thực hiện từng biện pháp riêng lẻ mà cần thực hiện đồng bộ và có sự phối hợp với nhau theo từng công đoạn để phát huy tác dụng tổng hợp của các biện pháp. Mỗi biện pháp đều có sự gắn kết với nhau, điều kiện khởi đầu của biện pháp này chính là điểm kết thúc của biện pháp trước, theo chu trình liên hoàn nó bổ sung cho nhau để khắc phục những khuyết điểm của nhau.