Khoa Dệt may Da Giầy
2.2.2. Về thực trạng quản lý dạy học thực hành (thông qua điều tra, khảo sát)
2.2.2.1. Quản lý kế hoạch và tổ chức chỉ đạo công tác dạy học thực hành
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của chuyên ngành, xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khoá và từng năm học cho từng lớp trong nhà trường. Công việc này thường được chuẩn bị từ năm học trước, được hoàn chỉnh và thông qua khoa, bộ môn trước khi nghỉ hè. Như vậy, khi vào năm học mới, kế hoạch đã được phổ biến đến các phòng, bộ môn, khoa và các lớp học. Căn cứ vào kế hoạch đã đề ra, bộ môn chuẩn bị nội dung, phương tiện, các điều kiện dạy học phù hợp. Đồng thời, việc phổ biến kế hoạch học tập đến toàn thể sinh viên các lớp để chủ động có kế hoạch cá nhân trong quá trình học tập và các cơ sở thực hành phân phối, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học thực hành.
Để hoạt động dạy học thực hành có hiệu quả việc lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng. Phòng đào tạo kết hợp với khoa phân tích đặc điểm tình hình có liên quan đến các lớp học, từ đó bố trí các môn học đảm bảo tính logíc, khoa học và có tính kế thừa kiến thức giữa các môn học. Việc lập kế hoạch dạy học thực hành được thực hiện theo phương thức xen kẽ giữa lý thuyết với kỹ năng rèn luyện tay nghề. Trong những học kỳ đầu thường bố trí cho sinh viên học tập một số môn cơ bản sau đó bố trí xen kẽ lý thuyết và thực hành của các môn học cơ sở và các môn học chuyên ngành. Căn cứ vào nội dung, thời gian học thực hành được qui định trong chương trình giáo dục, căn cứ vào đặc điểm dạy học của chuyên ngành, phòng đào tạo là đơn vị lập kế hoạch tổng thể cho từng lớp học, khoá học theo các chuyên ngành học, trên cơ sở đó các khoa xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể cho từng lớp học theo từng tuần, từng tháng và từng học kỳ. Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch này phải có đủ các điều kiện thiết yếu cho dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành (phòng học và các phòng thực hành môn học) phù hợp với lưu lượng sinh viên của từng lớp. Nội dung kế hoạch phải bao gồm: Tên lớp; thời gian và địa điểm học tập; số giờ lý thuyết và thực hành; thời gian kiểm tra hết môn học; giáo viên thực hiện. Trao đổi với chủ nhiệm khoa về bản kế hoạch phác thảo để có sự điều chỉnh cần thiết để đảm bảo tính khả thi cao. Công bố công khai kế hoạch cho giáo viên và sinh viên được biết.
Kết quả khảo sát 28 giáo viên đang tham gia hướng dẫn thực hành tại khoa và 40 sinh viên đã tốt nghiệp ra trường đang công tác tại các công ty may trên địa bàn Nam Định, Hà Nội về việc bố trí tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành thực tập trong
chương trình đào tạo chuyên nghành Công nghệ May tại Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công nghiệp được trình bày như sau:
Bảng 2.5. Mức độ đánh giá về thời lượng giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo
Mức độ Giáo viên Sinh viên đã tốt nghiệp
Số trả lời Tỷ lệ % Số trả lời Tỷ lệ %
Đủ 12 42,9 18 45
Tạm đủ 10 35,7 13 32,5
Chƣa đủ 6 21,4 9 22,5
Phân tích kết quả trên cho thấy tỷ lệ thời gian lý thuyết và thực hành đủ và tạm đủ đối với giáo viên được hỏi là 78,6%, số học viên được hỏi là 77,5% chứng tỏ rằng chương trình đào tạo, việc lập kế hoạch dạy học thực hành là chưa đảm bảo được theo yêu cầu đề ra với thời lượng như vậy sinh viên còn thiếu mặt thời gian để rèn luyện kỹ năng tay nghề đây là mặt hạn chế khi sinh viên thích ứng được môi trường làm việc công tác sau khi tốt nghiệp ra trường. Có lẽ một phần do việc lập kế hoạch thực hành chuyên ngành Công nghệ May tại Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp vẫn còn một số hạn chế sau:
+ Việc phát triển chương trình còn chậm, do chưa có nhiều giáo viên có đủ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để biên soạn hiệu chỉnh chương trình.
+Các điều kiện phục vụ cho giảng dạy còn thiếu, chưa đồng bộ nên chưa
phát huy được việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy. +Một số chương trình môn học còn nặng về lý thuyết.
- Tổ chức chỉ đạo
Để tổ chức chỉ đạo công tác dạy học thực hành có hiệu quả giáo viên phải chuẩn bị kỹ nội dung kiến thức cần thực hành, hoạt động của người giáo viên dạy thực hành rất đa dạng và phức tạp thông qua các hoạt động cụ thể như hoạt động giảng dạy, hoạt động dịch vụ sản xuất, hoạt động nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng và hoạt động xã hội.
Trong các hoạt động trên thì hoạt động giảng dạy là chủ yếu nhất của người giáo viên, bao gồm các công việc như: xác định mục tiêu, nắm vững nội dung, hiểu rõ đối tượng, chuẩn bị nguyên liệu, vật liệu và lựa chọn phương pháp hợp lí…trong đó
chủ yếu là hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Các giờ thực hành của bài học, môn học thường được bố trí thích hợp theo các bài giảng trong chương trình khung của môn học. Được tiến hành với các nhóm sinh viên thường từ 15 đến 25 sinh viên hoặc từ 20 đến 30 sinh viên tuỳ theo từng lớp học, trong các giờ thưc hành, cần tập trung chú ý vào việc hình thành cho sinh viên những kỹ năng, kỹ xảo. Ở đây đặc biệt là những giai đoạn đầu, cần có sự hướng dẫn và kiểm tra chặt chẽ của giáo viên. Các kỹ năng, kỹ xảo cần bồi dưỡng cho sinh viên mang tính chất đa dạng tùy theo tính đặc thù của mỗi môn học.
Trường Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công nghiệp nói chung và Khoa Dệt may- Da giầy nói riêng đã xác định việc đổi mới nội dung chương trình giảng dạy được tổ chức thường xuyên nhằm cặp nhật thông tin chuyên ngành đổi mới phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Công tác quản lí biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ dần đi vào nề nếp. Đặc biệt việc xây dựng kế hoạch, tiến độ thực hành đã có tiến bộ rõ rệt, kế hoạch đã được xây dựng sớm và rà sát thực tế đào tạo. Điều này có tác dụng phục vụ tốt công tác chỉ đạo trong hoạt động giảng dạy thực hành ngành Công nghệ May tại trường.
2.2.2.2. Quản lý hoạt động giảng dạy thực hành của giáo viên
Việc quản lý hoạt động giảng dạy đặc biệt là giảng dạy thực hành của giáo viên mang tính đặc thù và tính linh hoạt cao. Quá trình giảng dạy thực hành của giáo viên gồm các khâu:
- Chuẩn bị giảng (nội dung, kế hoạch bài giảng; phương pháp phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài giảng).
- Thực hiện giảng dạy (dạy thực hành môn học, thực hành thực tập chuyên ngành, thực tập tại các cơ sở sản xuất)
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Quản lý hoạt động giảng dạy thực hành của giáo viên bao gồm: - Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đào tạo.
- Theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá được kết quả thực hiện việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và sư phạm của đội ngũ giáo viên và từng giáo viên.
Bảng 2.6. Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành của giáo viên