Phối hợp chặt chẽ việc thực tập, thực hành tay nghề của HSSV với các doanh nghiệp sản xuất.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ may tại Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 97)

doanh nghiệp sản xuất.

Để thực hiện được điều này nhà trường, khoa cần có các mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, dịch vụ để có công việc (gắn đào tạo với sản xuất), bằng nhiều hình thức như liên kết đào tạo, gia công thuê, hợp đồng, tham quan kiến tập...Từ đó tăng nguồn thu phục vụ đào tạo đồng thời tận dụng các trang thiết bị kỹ thuật sẵn có của cơ sở sản xuất để HS-SV được vào làm việc ở môi trường thực tế từ đó có thể đối chiếu so sánh giữa việc học thực hành ở trường với việc làm thực tế, thông qua đó rút kinh nghiệm và bổ khuyết cho việc dạy và học thực hành, dần dần từng bước bổ xung hoàn thiện tốt các qui trình luyện tập thực hành cho từng bài học và môn học của ngành Công nghệ may trong nhà trường có như vậy việc dạy học thực hành mới có hiệu quả đặc biệt là hiệu quả nâng cao kỹ năng thực hành của HS-SV giúp họ sau này tốt nghiệp ra trường sẽ quen ngay với môi trường thực tế, có khả năng đảm đương và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Tiến hành khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi đối với các nhà quản lý doanh nghiệp và học sinh đã tốt nghiệp đang công tác ở các doanh nghiệp

3.3.8. Biện pháp 8. Đổi mới công tác quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật cho dạy học thực hành thực hành

3.3.8.1. Mục tiêu của biện pháp

Để thực hiện tốt quản lý phương pháp dạy học thực hành thì nhà trường cần nâng cấp cơ sở vật chất- thiết bị dạy học, tạo động lực, sự hứng thú cho HS-SV tích cực học tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Khuyến khích giáo viên sử dụng thiết bị dạy học để hiệu quả trong công tác nâng cao kỹ năng thực hành nghề cho HS-SV ngành Công nghệ may tại ĐHKTKTCN.

3.3.8.2. Nội dung và cách thức thực hiện.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ may tại Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)