lực quản lý cho đội ngũ giáo viên.
Có thể nói công cụ hành nghề của giáo viên là kiến thức khoa học công nghệ và kỹ năng nghề nghiệp. Đào tạo nghề có nghĩa là đào tạo những người có tay nghề thực hành vững vàng. Nếu như ở những môn lý thuyết, uy tín của người giáo viên là những kiến thức, trình độ hiểu biết chuyên môn sâu, thì người giáo viên dạy thực hành không chỉ nắm vững chuyên môn mà còn phải rèn luyện tay nghề điêu luyện, chính xác... Khoa học công nghệ đang phát triển và thay đổi nhanh chóng làm cho kỹ năng nghề nghiệp cũng phải thay đổi theo. Vì vậy, những gì giáo viên học được ở nhà trường sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu và họ phải thường xuyên bồi dưỡng,
nâng cao tiếp cận những thay đổi đó. Cần phải lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo theo hướng sau:
- Tổ chức cho giáo viên đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn ở các trường Đại học, viện nghiên cứu mẫu mốt trong và ngoài nước.
+ Tổ chức cho giáo viên bồi dưỡng, chuyên môn ngay trong quá trình làm việc. Đây là một giải pháp hữu hiệu để giáo viên vừa tham gia học tập bồi dưỡng mà vẫn tham gia giảng dạy bình thường. Việc bồi dưỡng theo cách thức sau: Mời những chuyên môn giỏi, nhà giáo có năng lực tốt giảng về một số chuyên đề như: tạo mốt, phần mềm thiết kế mẫu thời trang... tại trường theo từng khoá học được chia thành nhiều nội dung nhỏ, trong đó nội dung tự học, tự nghiên cứu là chính; các giáo viên trong khoa cùng nhau tự học bằng cách thực hành, áp dụng ngay vào công việc của mình, cuối kỳ viết thu hoạch gửi cho giảng viên. Tuy nhiên để tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn có hiệu quả cần chú ý các vấn đề sau:
• Tổ chức lớp vào thời gian phù hợp với kế hoạch đào tạo, không chồng chéo, dồn ép, tốt nhất nên vào dịp nghỉ hè.
• Phát hiện ở từng giáo viên điểm mạnh, và điểm yếu của họ trong chuyên môn để chỉ ra cho họ những vấn đề cần bồi dưỡng trước mắt và lâu dài. Đặc biệt việc tổ chức kèm cặp đối với giáo viên mới và yếu bằng cách phân cùng môn với những người có tay nghề vững vàng, kèm cặp giúp đỡ bằng việc: thông qua dự giờ, sinh hoạt tổ môn, hội thảo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm, hội giảng để giúp họ vươn lên đáp ứng nhu cầu đào tạo của nghành
• Phân loại giáo viên, căn cứ vào kết quả giảng dạy và công tác qua các năm học, ý kiến của tổ, nhóm chuyên môn và những thông tin cần thiết chính xác về chất lượng GV để lập kế hoạch bồi dưỡng cụ thể.
- Trang bị cho đội ngũ giáo viên những kiến thức hỗ trợ trong giảng dạy.
+ Ngoại ngữ là một nhu cầu của xã hội trong thời kỳ mở cửa, đó cũng chính là đòi hỏi của tiêu chuẩn chức danh giảng viên. Thực tế trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên còn thấp kém, do đó trong những năm tới khoa phấn đấu có 70% giáo
viên biết sử dụng ngoại ngữ, trong đó có ít nhất 30% thực sự sử dụng thành thạo trong giao tiếp và dự hội thảo độc lập với các nước trong khu vực và trên thế giới. + Đưa công nghệ thông tin ứng dụng cho việc giảng dạy và vận hành máy móc trang thiết bị hiện đại của ngành may: Máy giác sơ đồ, máy cắt tự động...Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên thực hành phải có trình độ hiểu biết và sử dụng được máy vi tính, sử dụng các công nghệ hiện đại nhất định mới có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
- Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến trong đội ngũ giáo viên.
+ Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học hàng năm
+ Bồi dưỡng, cập nhật cho giáo viên các kiến thức khoa học –công nghệ hiện đại để đội ngũ giáo viên có khả năng tham gia nghiên cứu, phát huy sáng kiến trong giáo dục.
+ Cần kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học giữa trường với các viện nghiên cứu như viện mốt và thời trang…nhằm khuyến khích, thúc đẩy năng lực sáng tạo và sử dụng tri thức.
+ Tạo mọi điều kiện về kinh phí, thời gian để khuyến khích giáo viên trong việc đăng ký và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học.
+ Trong việc nghiệm thu và đánh giá các đề tài, các sáng kiến cải tiến phải kịp thời, chính xác làm cơ sở để xếp loại, khen thưởng.
+ Nhà trường cần mở trung tâm nghiên cứu ứng dụng, công nghệ trong ngàng dệt – may.
3.3.7. Biện pháp 7. Tăng cường mở rộng hợp tác với các cơ sở doanh nghiệp trong đào tạo thực hành nghề cho HS-SV. trong đào tạo thực hành nghề cho HS-SV.
3.3.7.1 Mục têu của biện pháp
Biện pháp này nhằm gắn giảng dạy lý thuyết ở nhà trường với thực hành thực tế tại cơ sở, tạo điều kiện để HS-SV thâm nhập thực tế. Đồng thời, biện pháp này cũng để tận dụng trang thiết bị và cơ sở vật chất của doanh nghiệp hỗ trợ cho công tác đào tạo của nhà trường.