+ Cần tăng cưòng giám sát sinh viên thực tế- kết hợp đào tạo giữa nhà trường
và cơ sở sản xuất.Kết hợp nhà trường và cơ sở sản xuất để thực hiện đào tạo nghề
cho HS- SV là một xu thế phát triển của GD trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Việc làm này có tác dụng :
● Đối với nhà trường: Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, tăng
cường các nguồn lực cho đào tạo nghề. Truyền đạt kinh nghiệm việc làm sản xuất thực tiễn, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp cho người học ngay trong quá trình đào tạo nghề; cập nhật dây chuyền công nghệ tiên tiến trong dạy nghề.
● Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: Chủ động hơn trong công tác đào
tạo , bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật, có cơ hội tuyển chọn được đội ngũ lao động đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
- Xây dựng qui trình giáo viên giám sát HS-SV thực tập thực tế tại doanh nghiệp nghiệp
+ Giáo viên giám sát thực tập đến liên hệ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp may lớn trên địa bàn SV học tập. GV giám sát thảo luận sơ bộ lịch trình thực tập với cơ sở, hỏi về các công việc cụ thể, các mã hàng đang làm và khả năng họ có thể giúp được SV.
+ Trước khi xuống cơ sở thực tập, giáo viên giám sát dành 2 buổi hướng dẫn, cung cấp bổ xung cho SV những kiến thức và kỹ năng liên quan đến phần thực tập ở cơ sở. Trong quá trình SV thực tập, GV giám sát làm việc với SV mỗi tuần 1 buổi về tình hình thực tập của SV trong tuần, như thảo luận những khó khăn mà SV đã gặp phải khi vận dụng lý thuyết vào thục hành ở cơ sở thực tập.
+ Việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch thực tập chung, phân công SV thực tập dựa vào năng lực thực tế của SV, phân công họ theo từng mã hàng từ đơn giản đến phức tạp. Thực tế lịch thực tập của SV bị trải dài vì thực tập 4 tuần tại cơ sở và mỗi
ca 8h nghỉ thứ 7, chủ nhật. Tuy nhiên do SV cảm thấy được học nghề thực sự nên đã có mặt tại cơ sở thực tập giống như người lao động của doanh nghiệp.
+ Kết thúc đợt thực tập, tất cả SV phải gửi bản thu hoạch có nhận xét, đánh giá của mình ( không phải là báo cáo thực tập) cho cơ sở thực tập. Các cơ sở thực tập cũng gửi nhận xét về từng sinh viên với những ưu điểm và hạn chế của họ cho GV và SV tham khảo. Sau đó GV giám sát thực tập và người hướng dẫn thực tập ở cơ sở và SV có buổi đánh giá, thảo luận quá trình thực tập và quan trọng hơn là nghe trực tiếp ý kiến SV phản hồi về đợt thực tập, hoặc SV thảo luận cùng cán bộ kỹ thuật cơ sở, giáo viên giám sát và người quản lý ở cơ sở sẽ thảo luận với nhau về những vấn đề SV đề cập. Bản báo cáo của SV thực tập được viết dựa trên những gì mà SV thu nhận được từ việc vận dụng lý luận vào thực tiễn, từ việc học thực hành và những kỹ năng nghề nghiệp mà SV đã thực hiện.