Chuyên ngành thiết kế trang phục 55

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ may tại Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 77)

- Về nội dung, chƣơng trình dạy học thực hành ngành Công nghệ may.

7.2.5.2.2.Chuyên ngành thiết kế trang phục 55

1. Thực tập 7: Thiết kế mẫu và

cắt may quần áo thời trang

Tổ may

5 5 1 4

7.2.5.3. Thực tập cuối khoá Tổ may 4 4 0 4

7.2.6. Bài tập lớn ngành may Tổ may 2 2 0 2

+ Điều chỉnh lại một số tuần thực hành của một số môn học chính của phần thực tập nghề nghiệp ( hệ cao đẳng Công nghệ may) như học phần:

- Thực tập 1: Thiết bị may công nghiệp và bảo trì

- Thực tập 2: May quần áo sơ mi và bộ phận chủ yếu của quần áo - Thực tập 3: Cắt may QA sơ mi

- Thực tập 4: May áo jắc két cơ bản - Thực tập 5: Cắt may bộ veston cơ bản

- Thực tập 6: Cắt may bộ veston thời trang...theo hướng cơ bản là:

* Tăng số tuần thực tập cơ bản và giảm số tuần thực tập kỹ thuật viên (thực tập cơ bản 18 HS - SV/ 1 nhóm, thực tập kỹ thuật viên 1 lớp / 1 nhóm), trong các giờ thực hành số lượng HS - SV càng ít thì giáo viên sẽ có nhiều thời gian trong việc hướng dẫn, uốn nắn, kiểm tra, tới từng HS - SV, có nhiều thời gian quan tâm giúp đỡ những HS - SV yếu kém trong lớp. Còn với số lượng HS - SV quá lớn trong mỗi nhóm thực hành (1lớp : 100 học sinh/1nhóm ), giáo viên hầu như không bao quát được toàn bộ lớp học, không uốn nắn, không kiểm tra tới từng HS - SV. Dẫn đến, tay nghề HS - SV sau khi ra trường không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất.

+ Còn một số học phần:

- Thực tập 7: Thiết kế mẫu cắt và cắt may áo khoác ngoài - Tổ chức và quản lý sản xuất may công nghiệp 1;

- Maketing ngành may

- Bài tập lớn...dành thời gian cho SV có giờ thực hành môn học tại các

doanh nghiệp sản xuất nhằm mục đích gắn kết giữa lý thuyết với thực tế sản xuất.

Hơn thế nữa là một cán bộ kỹ thuật, một công nhân lành nghề ngành Công nghệ may không những chỉ có kỹ năng về tay nghề mà còn cần biết thiết kế mẫu một sản phẩm từ khâu đầu tiên (nguyên liệu) đến khi một sản phẩm ra đời được xuất xưởng, có khả năng lập kế hoạch sản xuất cho một tổ, ca, dây chuyền sản xuất thực hiện. Vì vậy có những học phần SV nếu chỉ học tập trong nhà trường thì chưa đủ mà cần có hiểu biết về sản xuất may công nghiệp từ đó có ý thức rèn luyện kỷ luật tác phong của người sản xuất và phương pháp làm việc khoa học sáng tạo.

Ví dụ như Học phần: “Tổ chức và quản lý sản xuất may công nghiệp”; “Thiết kế mẫu cắt và cắt may áo khoác ngoài”; “Maketing ngành may”, mục tiêu các học phần này là trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về quá trình sản xuất may công nghiệp, qui trình công nghệ, các công đoạn: chuẩn bị vật liệu, chuẩn bị kỹ thuật, trải vải,cắt, lắp ráp, hoàn thành sản phẩm. Do đó những học phần này sinh viên cần có một quĩ thời gian đi thực tế tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp để có thể nắm bắt một cách nhanh nhất về phương pháp và cách thức làm việc trong các doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó việc cải tiến nội dung chương trình trong các học phần thực tập chuyên ngành là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ may tại Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 77)