+ Thiết lập qui trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy theo tuần, tháng, học kỳ và năm học. Cụ thể như sau:
1. Giao cho trưởng khoa tổ chức, chỉ đạo các kế hoạch giảng dạy, được phòng Đào tạo thể hiện bằng thời khoá biểu theo tuần.
2. Báo cáo thực hiện và kế hoạch giảng dạy từng tuần theo mẫu hoặc qua mạng vi tính. Hàng tuần vào thứ sáu các khoa báo cáo cho phòng Đào tạo thực hiện các hoạt động đào tạo tuần đó và kế hoạch dạy học tuần tiếp theo.
3. Trước khi tổ chức thi, kiểm tra hết môn, các giáo viên bộ môn gửi điểm hệ số 1 và hệ số 2 cho phòng Đào tạo để tổng hợp và chuẩn bị, tổ chức kiểm tra thi. 4. Cuối học kỳ và năm học, phòng đào tạo tổng hợp kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh trình Hội đồng đào tạo để phân loại học sinh và phân loại học bổng theo qui chế.
+ Thiết lập qui trình kiểm tra, đánh giá các hoạt động giảng dạy như sau: 1. Thành lập Ban Kiểm tra, đánh giá các hoạt động giảng dạy do Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo làm trưởng ban, phó trưởng phòng đào tạo là thường trực và đại diện Công đoàn trường, Đoàn Thanh niên trường, lãnh đạo các khoa và một số giáo viên dạy giỏi, có kinh nghiệm là thành viên.
2. Ban Kiểm tra, đánh giá chỉ đạo phòng đào tạo, các khoa lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra, dự giờ giáo viên theo tháng, học kỳ và kiểm tra định kỳ, đột xuất. 3. Ban Kiểm tra tổ chức thực hiện việc kiểm tra các hoạt động giảng dạy theo lịch và gửi các kết quả đánh giá theo mẫu về phòng Đào tạo để tổng hợp. Kết quả này là căn cứ quan trọng để đánh giá các hoạt động giảng dạy của từng giáo viên và của các đơn vị.
3.3.2. Biện pháp 2. Đổi mới mục tiêu, nôi dung chƣơng trình đào tạo trong thực hành gắn với mục tiêu nâng cao năng lực thực hiện của sản phẩm đào tạo. hành gắn với mục tiêu nâng cao năng lực thực hiện của sản phẩm đào tạo.
3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Thực hiện việc đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành được coi là các yếu tố cơ bản của quản lý quá trình dạy học. Đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành chính là hướng tới hình thành và phát triển nhân cách con người, nhân cách nghề nghiệp, thích hợp với nhu cầu phát triển trong từng giai đoạn học tập của HS-SV. Ba thành tố cơ bản của mục tiêu đào tạo là: Tri thức, kỹ năng, thái độ. Đây cũng được coi là cái đích cuối cùng cần đạt ở người học sau quá trình quản lý dạy học thực hành kỹ thuật - nghề nghiệp.
3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện