tiếp vào nghề mình dạy.
+ Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp lên kế hoạch dự giờ thăm lớp của các tổ viên.Thường xuyên dự giờ trực tiếp theo dõi kiểm tra phát hiện tình hình. Qua dự giờ kiểm tra được nội dung chương trình giảng dạy, trình độ chuyên môn cũng như phương pháp sư phạm của giáo viên. Dự giờ có báo trước và dự giờ không báo trước, để đánh giá khách quan về tình hình giảng dạy của giáo viên thì yêu cầu tổ chuyên môn và khoa có giáo viên phải xây dựng được lịch dự giờ thco từng giáo viên, mỗi học kỳ mỗi giáo viên được dự giờ ít nhất 2 lần, thành phần tham gia dự giờ là một số giáo viên trong tổ môn, trong khoa có kinh nghiệm về chuyên môn, phương pháp sư phạm, và Lãnh đạo nhà trường phân công nhau đến dự để khích lệ giáo viên đồng thời qua đó có ý kiến chỉ đạo kịp thời. Sau mỗi tiết dự giờ, để giờ dạy đạt hiệu quả cao, phải tiến hành trao đổi, rút kinh nghiệm, đánh giá xếp loại từng tiết giảng cho từng giáo viên. Sau mỗi buổi dự giờ có họp rút kinh nghiệm.
- Đổi mới phƣơng pháp dạy học thực hành là một nội dung để đánh giá đội ngũ giáo viên ngũ giáo viên
Để duy trì và thúc đẩy giáo viên thực hiện tốt chủ trương đổi mới chúng ta cần tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá phân loại giáo viên bằng các biện pháp cụ thể như: Kiểm tra hồ sơ giảng dạy; dự giờ, hội giảng; lấy ý kiến thăm dò từ phía học viên; lãnh đạo nhà trường cần lấy tiêu chí: chất lượng học tập thực hành và rèn luyện của học sinh- sinh viên làm thước đo kết quả lao động của các thầy cô giáo. Nội dung kiểm tra và đánh giá bao gồm:
+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình đào tạo.
+ Kiểm tra hồ sơ giảng dạy: giáo trình, bài giảng, giáo án, ngân hàng đề kiểm tra, đề thi, sổ tay giáo viên, …
+ Kiểm tra việc giảng dạy thực hành trên lớp.
Việc kiểm tra hồ sơ giảng dạy nên thực hiện vào đầu mỗi học kỳ và chỉ kiểm tra các môn học mà giáo viên phải đảm nhiệm trong học kỳ đó, ngoài việc kiểm tra đủ về số lượng, bộ môn cùng với phòng Đào tạo và Hội đồng khoa học giáo dục cần kiểm tra về chất lượng của kế hoạch bài giảng và giáo án dạy học thực hành.
- Mặt khác, các nhà quản lý cần tổ chức lấy ý kiến từ phía học viên (bằng hộp thư góp ý hay bằng phiếu thăm dò kín) về phương pháp giảng dạy của các thầy cô để thu nhận “thông tin phản hồi” nhằm tổ chức rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học thực hành.
- Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá và phân loại giáo viên cần tổng kết, rút kinh nghiệm chi tiết, cụ thể. Ngoài ra cũng cần có chế độ khen thưởng, nêu gương, vinh danh các tập thể, cá nhân thực hiện tốt trong hoạt động dạy học thực hành, có nhiều học viên đạt kết quả học tập cao. Có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích những giáo viên giỏi.
3.3.4 Biện pháp 4. Quản lý hoạt động học thực hành của HS-SV gắn với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. luyện kỹ năng nghề nghiệp.
3.3.4.1 Mục tiêu của biện pháp
Hoạt động học thực hành của HS-SV được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Quản lý quá trình học thực hành ngành Công nghệ may tại Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp là quá trình từng bước phát triển ở các mức thể hiện ở trình độ cao cả về kiến thức và kỹ năng thực hành đồng thời giúp cho HS-SV có những phẩm chất và kỹ năng thực hành nghề nghiệp một cách tinh thông, tổ chức tốt quá trình tự học, tự rèn luyện kỹ năng thực hành theo năng lực của từng học HS-SV trên các phòng thực hành,cũng như xưởng thực tập, thực tế góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả và chất lượng học thực hành tạo điều kiện và tiền đề HS-SV có thể thích ứng ngay môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp ra trường.
3.3.4.2Nội dung và cách thức thực hiện