Định hƣớng phát triển của trƣờng đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ may tại Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 71)

- Khả năng tự tạo việc làm hoặc đáp ứng yêu cầu

3.1 Định hƣớng phát triển của trƣờng đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp được giao nhiệm vụ đào tạo và liên kết đào tạo các ngành phục vụ nhu cầu của xã hội, trong đó tập trung vào hai nhóm ngành công nghệ và kinh tế - quản trị kinh doanh. Hiện nay, với 15 ngành nghề đào tạo kinh tế - kỹ thuật, trường thường xuyên tuyển mới từ 90.000-10.000 HSSV/năm và mở các lớp ngắn hạn cho cán bộ trong ngành 500 người/năm. Lưu lượng HSSV nhà trường hiện đang học tại trường là 30.000 em. Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ đào tạo đủ đáp ứng được cho các ngành, bậc học. Đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý được chuẩn hoá về trình độ, trong đó trên 60 % có trình độ sau đại học.

Thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, Nghị quyết số 05- NQ/BCSĐ ngày 06/1/2010 của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, Quyết định số 179/QĐ-BGDĐT ngày 11/1/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phê duyệt chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/1/2010 của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012. Trường Đại học Kinh tế -Kỹ thuật Công nghiệp xây dựng chương

trình hành động “đổi mới quản lý Giáo dục đại học, nâng cao chất lƣợng đào tạo

và nghiên cứu khoa học giai đoạn 2010-2012”.

Mục tiêu chung: Xây dựng trường trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa

học có chất lượng và hiệu quả cao, có môi trường thuận lợi cho cán bộ, giáo viên phát huy trí tuệ, cống hiến cho sự nghiệp phát triển của ngành và của đất nước, cho học sinh- sinh viên hình thành và phát triển năng lực học tập, tiếp thu kiến thức và kỹ thuật tiên tiến, hiện đại góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của xã hội đất nước ngang tầm với các nước trong khu vực.

Chiến lược về người học: Với mục tiêu học sinh- sinh viên là “trung tâm và là những người tham gia tích cực vào quá trình đào tạo”, mỗi học sinh-sinh viên là một sản phẩm có chất lượng của hoạt động đào tạo và là một nhân tố tích cực trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ may tại Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)