Về mục tiêu dạy học thực hành

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ may tại Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 75)

+ Mục tiêu bài học phải cụ thể vì vậy phải biết cách xác định mục tiêu hướng vào năng lực thực hiện của người học và định mục tiêu phải “xác đáng” (khả thi, phù hợp với đối tượng và yêu cầu..)

+ Mục tiêu phải cụ thể tới từng bài học, giờ học. Mục tiêu bài học phân định theo các bậc nhận thức, bậc kỹ năng và chú trọng vào hướng phát triển và có độ tin cậy cao.

+ Giáo viên phải thực hiện đầy đủ mục tiêu của từng bài trong hồ sơ môn học của mình bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể phải mô tả được những điểm chính: Làm gì và làm như thế nào? Điều kiện thực hiện? Trong thời gian bao lâu? mức độ nào?

+ Việc xây dựng mục tiêu bài học phải có sự quản lý của Khoa, tổ bộ môn để tiện cho việc kiểm tra, dự giờ. Ngoài ra, mục tiêu của từng bài học được thông báo cho HS - SV, dựa vào đó HS - SV có thể tự đối chiếu việc học tập của mình để điều chỉnh kịp thời cách chiếm lĩnh tri thức, nhờ đó mà kết quả học tập sẽ cải thiện hơn. + Để thực hiện được mục tiêu nâng cao “năng lực thực hiện”, cần yêu cầu người giáo viên phải lựa chọn phương pháp giảng dạy tích cực hơn và trò cũng được yêu cầu năng động hơn, chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức của mình; tức là coi phương pháp dạy học như công cụ để thực hiện được mục tiêu đã nêu ra.

Đối với các môn học thực hành, để rèn luyện kỹ năng tái tạo và sáng tạo đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng các phương pháp giảng dạy khác hẳn với rèn luyện kỹ năng bắt chước.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ may tại Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)