- Khả năng tự tạo việc làm hoặc đáp ứng yêu cầu
2.2.4. Mối quan hệ với các cơ sở sản xuất
Trường Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp là cơ sở giáo dục đào tạo cán bộ kỹ thuật cho nghành công nghiệp may mặc phục vụ toàn quốc. Hàng năm, được sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất:
+ Công ty may Sông Hồng + Công ty may Thăng Long
+ Công ty may Chiến Thắng + Công ty cổ phần may Nam Hà
+ Công ty may 10; Công ty may I,II,III thuộc Công ty Dệt Lụa Nam
Định
Nhà trường đã gửi sinh viên đi thực tập để tiếp cận thực tế sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo tay nghề cho sinh viên. Cơ sở sản xuất đã cử cán bộ kỹ thuật tham gia gúp đỡ các em, tạo điều kiện để SV được tiếp cận, tìm hiểu thực tế
và trực tiếp tham gia vào sản xuất ở các công đoạn trong qui trình công nghệ sản xuất. Cuối đợt thực tập cơ sở sản xuất cử cán bộ tham gia kết quả học tập của SV cùng với nhà trường, đồng thời tham gia ý kiến đóng góp ý kiến xây để nâng cao chất lượng đào tạo.
Công nghệ may là một ngành đào tạo thực hành, nên việc thực tập nghề nghiệp cần phải liên tục, mang tính tích luỹ và nâng dần sự phức tạp của việc thực hành kỹ năng phương pháp tiếp cận. Điều này bắt buộc các chương trình thực hành phải gắn với các cơ sở sản xuất và cần có quy trình giám sát từ giáo viên và cơ sở. Tuy nhiên việc xây dựng qui trình thực tập cũng như việc giám sát sinh viên thực tập còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục:
Hiện nay ngành Công nghệ may- ĐHKTKTCN vẫn còn coi nhẹ việc dạy SV thực hành và thực tế tại các cơ sở sản xuất. Vì vậy công tác giám sát thực tế không gây được sự quan tâm của các giáo viên có chuyên môn vững có kinh nghiệm nhiều năm. Điều này có nghĩa là chúng ta không hiểu đúng về vai trò của người giám sát, hướng dẫn SV thực tập.
+ Ví dụ ở khoa Dệt may- Da Giầy có những giáo viên rất trẻ, giáo viên vừa ra trường được phân công đảm nhiệm việc giám sát thực tập của SV. Có vẻ như chúng ta đang chút gánh nặng chuyên môn lên các giáo viên trẻ khi họ chưa thực sự vững vàng về kiến thức, kỹ năng chuyên ngành. Trong khi công tác giám sát SV thực tập đòi hỏi nhiều chuyên môn và quan trọng hơn, người giám sát phải có năng lực hướng dẫn SV thực tập, kỹ năng giám sát!
Thời gian SV vào thực tập tại các công ty chưa có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên. Trong suốt thời gian thực tập giáo viên phó mặc hoàn toàn việc quản lý cho công ty. “Giám sát thực tập của SV ở cơ sở sản xuất sẽ mang lại hiệu quả cao khi SV được giúp đỡ bởi những giáo viên, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm giám sát. Có thể giáo viên tham gia hướng dẫn thực tập không chuyên sâu về tay nghề như các cán bộ kỹ thuật ở cơ sở, tuy nhiên họ phải có kỹ năng giám sát việc nâng cao tay nghề cho SV. Nhưng mà thực tế giáo viên chỉ cho điểm trên bài viết sau thực tập” (Cựu SV CĐMK9- Tổ trưởng sản xuất- Công ty may Nam Hà).
Phải chăng giáo viên chúng ta đang “phó mặc” trách nhiệm giám sát thực tế cho các cán bộ kỹ thuật tại cơ sở thực tập, trong khi sự liên hệ của họ với Khoa còn lỏng lẻo về cam kết! Có lẽ chúng ta đang “tự bơi” “tự ngụp lặn” để có được cảm giác nghề! Do không cảm thấy được nâng cao kỹ năng nghề nên hầu như SV học nghành Công nghệ May chưa hài lòng với các đợt thực tập
- Nhà trường chưa thật sự thấy được tầm quan trọng trong việc gắn kết giữa cơ sở sản xuất với quá trình đào tạo.
+ Nhận xét của những SV được phỏng vấn dưới đây giúp chúng ta hình dung được thực trạng thực tập của SV tại cơ sở sản xuất. “Các thầy cô hầu như chỉ dẫn các em vào và giao trách nhiệm cho cơ sở thực tập mà không tham gia vào việc hướng dẫn thực tập. Các thầy cô không biết chúng em thực tập thế nào ở các cơ sở sản xuất. Còn ở nơi thực tập thì họ không có trách nhiệm gì với SV cả. Hầu như trong suốt thời gian thực tế SV chủ yếu là nhìn, xem, nếu được làm thì chỉ được làm ở các bộ phận phụ như: nhặt chỉ, tẩy hàng, bao gói… Nếu bạn không đến thực tập thì giáo viên cũng không biết. Cuối cùng họ vẫn có báo cáo thực tập” (Cựu SV CĐM K 14). Thực tế giáo viên đã coi trọng bản báo cáo thực tập chủ yếu tập trung vào vấn đề lý thuyết và đã đánh giá “tay nghề” sinh viên chỉ duy nhất qua báo cáo thực tập. Điều này có vẻ như chúng ta đã quên mục tiêu thực tập thực tế của SV tại cơ sở. Câu hỏi cần làm sáng tỏ là: Thực tập ở cơ sở nhằm nâng cao kỹ năng thực hành của SV hay nâng cao kỹ năng báo cáo thực tập từ các dữ liệu lý luận cóp nhặt trên sách vở hoặc vào dữ liệu cơ sở?
Tiểu kết chƣơng 2
Quản lý dạy học thực hành tại trường Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp trong thời gian qua đã được tổ chức triển khai đồng bộ, chính qui, đi vào nền nếp từ khâu lập kế hoạch, xác định mục tiêu nội dung chương trình, các hoạt động dạy học thực hành của giáo viên, hoạt động học thực hành của sinh viên, kiểm tra đánh giá kết quả học tập thực hành của sinh viên, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện khác phục vụ dạy học đã được nhà trường quan tâm và thực hiện có hiệu quả, chấp hành nghiêm túc các qui chế đào tạo của Bộ giáo dục và Bộ Công Thương.
Quá trình quản lý dạy học thực hành ngành Công nghệ may ở trường đã chú trọng nâng cao chất lượng, đặc biệt là nâng cao kỹ năng thực hành, đáp ứng yêu cầu sử dụng công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật của ngành công nghiệp Dệt -May gắn đào tạo với thực tiễn sử dụng. Song thực trạng quản lý dạy học thực hành ngành Công nghệ may vẫn còn nhiều khó khăn và có nhiều bất cập về nhiều mặt: thiết kế chương trình, chất lượng giáo viên, tổ chức dạy học, cơ sở vật chất-kĩ thuật…Chính thực trạng đó đòi hỏi gay gắt về đổi mới hoạt động quản lí dạy học thực hành.
Hiện nay nhà trường cần phải tập trung quản lí dạy học thực hành ngành Công nghệ may, trước hết ở chỗ hoàn thiện chương trình đào tạo với cơ cấu thực hành hợp lí, phát triển kĩ năng dạy học thực hành của giáo viên, nâng cấp trang thiết bị và nhà xưởng thực hành, và đặc biệt là tập trung chỉ đạo đổi mới phương
pháp dạy học thực hành nghề. Trong chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thực
hành, chỗ yếu nhất của trường là tổ chức học tập và khuyến khích tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, đồng thời là việc khắc phục thói quen dạy học thực hành chưa triệt để của giáo viên.
Chƣơng 3