- Về nội dung, chƣơng trình dạy học thực hành ngành Công nghệ may.
Bảng 3.2: Những nội dung cải tiến các môn thực tập chuyên ngành
Môn học Số tuần Tổng số tuần Thực tập cơ bản Thực tập kỹ thuật viên
Cũ Mới Cũ Mới Cũ Mới
1. Thực tập 1: Thiết bị may công
nghiệp và bảo trì 2 2 1 2 1 0
2. Thực tập 2: May quần áo sơ mi và
bộ phận chủ yếu của quần áo 4
4
2
4
2
0
3. Thực tập 3: Cắt may quần áo sơ
mi 3
3
1 3 2 0
4.Thực tập 4: Căt may áo jắc két. 4 4 2 4 2 0
5. Thực tập 5 : cắt may bộ Veston CB
3 5 1 4 2 1
6. Thực tập 6: cắt may bộ Veston TT 2 4 1 2 1 2
7. Thực tập 7: Thiết kế mẫu cắt và
cắt may áo khoác ngoài
5 6 1 2 4 4
- Tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra thực hiện đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung dạy học thực hành.
+ Việc kiểm tra và đánh giá tính sát thực là cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên, có so sánh, đối chiếu sự phù hợp giữa mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành với thực tế quá trình triển khai thực hiện mục tiêu nội dung chương trình này vào giảng dạy ở khoa, bộ môn và ở từng giáo viên.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo việc tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm ở cấp bộ môn, khoa và nhà trường để đánh giá tính phù hợp, tính khả thi của mục tiêu nội dung chương trình dạy học thực hành. Qua đó, Hiệu trưởng tiến hành tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những sai lệch trong quá trình cụ thể hoá mục tiêu nội dung chương trình dạy học thực hành ở khoa, bộ môn là do yêu cầu của mục tiêu quá cao hay quá thấp so với thực tế, nội dung chương trình có phù hợp hay không tỷ lệ thời lượng kiến thức giữa lý thuyết với thực hành có cân đối hay không, do việc tổ chức thực hiện hay do nhận thức của giáo viên cũng như của học viên chưa đầy đủ,... + Trên cơ sở đó, Ban giám hiệu sẽ ban hành các quy định về việc điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình cho phù hợp. Cán bộ quản lý các phòng, khoa, bộ môn phải tổ chức đánh giá định kỳ về kết quả thực hiện mục tiêu nội dung chương trình theo học kỳ hay năm học, sau một thời gian thực hiện cụ thể như một hoặc vài năm, hội đồng phân tích tiến hành làm việc trở lại nhằm xác định những thay đổi trong sơ đồ phân tích ngành nghề đào tạo để có kiến nghị nhằm cập nhật hoá nội dung dạy học thực hành cho phù hợp với sự thay đổi của thông tin kỹ thuật cũng như của các hoạt động nghề nghiệp đang diễn ra trong thực tiễn.
3.3.3. Biện pháp 3. Quản lý hoạt động giảng dạy thực hành của giáo viên gắn với chương trình được đổi mới. chương trình được đổi mới.
3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Quản lý hoạt động giảng dạy thực hành là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy học. Hoạt động giảng dạy là một trong hai hoạt động trọng tâm của nhà trường, nó là hoạt động chuyên môn quan trọng nhất, đòi hỏi đầu tư phần
lớn công sức, thời gian, trí tuệ do đội ngũ giáo viên thực hiện, đây là hoạt động mang hàm lượng chất xám cao. Quản lý hoạt động giảng dạy là nhằm đảo bảo cho giáo viên thực hiện đúng và đầy đủ nội dung, chương trình, kế hoạch cũng như tiến độ đào tạo, đảm bảo chất lượng giảng dạy của giáo viên.
3.3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Quản lý giảng dạy thực hành theo chƣơng trình, kế hoạch, thực hiện qui chế
chuyên môn .
+ Quản lý kế hoạch dạy học thực hành.
Kế hoạch đào tạo là khâu đầu tiên, là công cụ chủ yếu của công tác quản lý đào tạo của nhà trường, và là pháp lệnh, là kỷ cương của hoạt động dạy và học. Vì vậy, khoa, tổ bộ môn trực thuộc dựa vào chương trình đào tạo của khoa mình, ngành mình và cùng với phong trào đào tạo lên kế hoạch đào tạo cho học kỳ, năm học và khóa học. Dựa vào kế hoạch đào tạo và chương trình đào tạo, khoa, bộ môn cần cử giáo viên đảm nhận các môn giảng dạy thích hợp, phù hợp với khả năng và chuyên môn của chuyên ngành đào tạo. Mọi giáo viên, sinh viên đều phải căn cứ vào kế hoạch đào tạo và thời khoá biểu để định ra các hoạt động của mình. Đồng thời nó cũng giúp cho công tác quản lý hoạt động dạy học được thể hiện một cách tỷ mỉ, chuẩn xác đến từng ngày, từng giờ (tại thời điểm này, ở phòng học, xưởng thực tập này, ai đang lên lớp, nội dung gì, cho lớp nào,…)
+ Quản lý việc xây dựng thời khoá biểu: Bố trí thời khoá biểu phù hợp để GV trong tổ, nhóm chuyên môn có điều kiện dự giờ của nhau. Quan tâm đén GV có hoàn cảnh đặc biệt như: nhà xa trường, con nhỏ, sức khoẻ yếu…bố trí giờ hợp lý trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc chung.
+ Quản lý thực hiện chương trình dạy học: Thực hiện dạy đúng, đủ theo phân phối chương trình, không được phép tuỳ tiện thay đổi thêm, bớt hoặc làm sai lệch nội dung chương trình. Phòng đào tạo cùng tổ chuyên môn theo dõi chặt chẽ việc thực hiện chương trình của giáo viên theo từng tuần, từng tháng qua hệ thống theo dõi như đối chiếu tiến trình dạy trên lớp (qua sổ ghi đầu bài, sổ tay cá nhân)
+ Quản lý soạn giáo án, đề cương chi tiết bài giảng: Soạn giáo án có vai trò quan trọng đối với chất lượng bài dạy trên lớp. Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra nội
dung giáo viên ghi trong giáo án có đúng với trình tự các bước lên lớp hay không. Khi soạn giáo án phải xác định mục đích yêu cầu, nội dung cơ bản, phương pháp tối ưu cho từng bài, từng phần, từng mục. Bài soạn phải ghi rõ ngày, tháng soạn, bài soạn được trình bày rõ ràng, khoa học phản ánh rõ tiến trình và sự phối hợp hoạt động của thầy và trò. Nội dung bài soạn phải đảm bảo tính chính xác nội dung chương trình vừa phải có sự khai thác, bổ sung liên hệ, đổi mới cho phù hợp với điều kiện thực tế. Đối với giáo án thực hành phải thực hiện đầy đủ các bước: hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên, hướng dẫn kết thúc, sản phẩm sau khi thực hành, yêu cầu kỹ thuật, phiếu hướng dẫn thực tập.
+ Quản lý giờ lên lớp của giáo viên : Quản lý giờ lên lớp của GV nhằm mục đích nhắc nhở GV thực hiện nghiêm túc giờ lên lớp theo qui định của thời khoá biểu qui định của nhà trường. Mọi hoạt động dạy học thực hành phải phục tùng nghiêm ngặt theo thời khoá biểu và phải kiên quyết bỏ các thói quen tuỳ tiện thay đổi, điều chỉnh thời khoá biểu. Dựa thời khoá biểu, người cán bộ quản lý có thể kiểm tra kế hoạch giảng dạy của tổ bộ môn và của từng giáo viên: Chương trình và nội dung giảng dạy, số giờ lên lớp, số lượng sinh viên tham gia học tập, trên cơ sở đó kịp thời đôn đốc, nhắc nhở và chấn chỉnh những sơ suất, sai phạm.
- Tổ chức bồi dƣỡng phƣơng pháp dạy học thực hành theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động của ngƣời học cho đội ngũ giáo viên.
- Chuẩn hoá trình độ và kỹ năng dạy thực hành cho đội ngũ giáo viên.
+ Bồi dưỡng các kiến thức về nghiệp vụ sư phạm: Phương pháp dạy học hiện đại, phương pháp nghiên cứu khoa học, các kiến thức về chuyên đề nghiệp vụ chuyên môn, các kiến thực về sử dụng trang thiết bị dạy học tiên tiến như: ứng dụng tin học trong công tác giảng dạy, sử dụng các phương tiện nghe nhìn: multimedia, overhead, projector,…
+ Tổ chức hội thảo, tăng cường dự giờ, tổ chức các phong trào hội giảng cấp khoa, cấp trường, học tập các giáo viên có nhiều kinh nghiệm, đổi mới trong việc tổ chức dạy học thực hành.
+ Khuyến khích đội ngũ giáo viên đổi mới tư duy, cách nghĩ để thực hiện các phương pháp và hình thức dạy học mới như: Ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác giảng dạy, dùng hệ thống bảng biểu, hình vẽ, hình ảnh 3D sống động, tổ chức thảo luận theo nhóm, sự dụng phòng học chuyên dùng, mô hình học cụ nhằm phát huy tính tích cực của học sinh- sinh viên.
+ Ví dụ : Học phần “ Công nghệ may 5- Cắt may Veston” đây là học phần thực tập tương đối khó, nhiều tiểu tác cần sử dụng trong quá trình gia công, mà nếu chỉ hướng dẫn một lần thì SV không thể nhớ nổi. Vậy nên, sau khi hướng dẫn ban đầu, GV mở băng VIDEO quay quá trình gia công để SV theo dõi trong suốt ca thực hành.
- Cải tiến công tác biên soạn giáo án dạy thực hành cũng là một công việc cần thiết của người giáo viên với các yêu cầu cụ thể sau:
+ Giáo án phải thể hiện được các bước hoạt động dạy học thực hành của giáo viên và hoạt học thực hành của học viên theo tiến trình và lôgíc của bài giảng, thể hiện được những mối liên hệ giữa các phần kiến thức của bài giảng với các nội dung và yêu cầu của hoạt động học tập tích cực và sáng tạo của học viên.
+ Nội dung kiến thực phải đầy đủ, chính xác, đảm bảo tính vừa sức và phải nhấn mạnh vào trọng tâm bài giảng.
+ Trong giáo án cần thiết kế hệ thống câu hỏi để dẫn dắt hoạt động nhận thức của học sinh- sinh viên; hệ thống câu hỏi phải từ dễ đến khó và phù hợp với nội dung bài giảng. Có ba dạng câu hỏi thường được áp dụng khi giảng bài, đó là: các câu hỏi củng cố kiến thức và kỹ năng áp dụng, các câu hỏi đánh giá khả năng tổng hợp, phân tích vấn đề và những câu hỏi ứng dụng kiến thức và thực hành. Việc soạn giáo án dạy học thực hành giáo viên phải tuân thủ qui trình như sau:
-Lựa chọn hợp lý các kỹ năng thực hành phù hợp với yêu cầu học tập và trình độ của học sinh- sinh viên. Những hoạt động có kế hoạch sau đây sẽ góp phần phát triển kỹ năng:
+ Trình diễn: Lần trình diễn đầu tiên phải thật chính xác. Thực hiện các bước
theo đúng trình tự đã xác định. Làm mẫu với tốc độ bình thường; Làm lại mẫu với tốc độ chậm có giải thích; Làm lại có sự kết hợp với học viên và sửa chữa những sai, hỏng(nếu có) và làm đến khi rõ ràng. Do vậy giáo viên thao tác các bước một cách chậm rãi để HS-SV quan sát, theo dõi đồng thời chú ý nhấn mạnh những bước
chủ yếu quan trọng và những điểm dừng kết thúc khi thực hiện thao tác một động tác hay thực hiện một qui trình. Cần lặp lại cuộc trình diễn cho đến khi tất cả các HS-SV đều hiểu rõ qui trình
+ Thực hành từng bước: Nếu là quy trình quan trọng, đầu tiên giáo viên cần thực hiện một vài bước của kỹ năng đó. Sau đó cho HS-SV tập lại những bước này một cách chính xác. Tiếp theo, giáo viên kiểm tra xem tất cả đã thực hiện đúng chưa rồi mới tiếp tục. Hãy lặp lại trình tự đó cho đến khi hoàn thành quy trình. Việc thực hành từng bước kéo dài cho đến khi tất cả các HS-SV thực hiện ĐÚNG quy trình mà chỉ cần sử dụng bản hướng dẫn thực hành.
+ Thực hành có hướng dẫn: Học sinh- sinh viên làm độc lập hoặc làm việc thành từng nhóm dưới sự giám sát chặt chẽ của giáo viên cho đến khi họ có thể thực hiện trong công việc một cách AN TOÀN. Trong giai đoạn này, việc cho HS-SV
đọc to công việc mình sẽ làm điều có ích
+ Thực hành độc lập: Học sinh- sinh viên làm việc dưới sự giám sát với mức độ giảm dần cho đến khi họ có thể thực hiện công việc một cách THÀNH THẠO. Thành thạo thường là năng lực hành nghề ban đầu của một công nhân mới vào làm việc.
+ Thực hành định kỳ: Định kỳ ( hàng tuần hoặc hàng tháng), sau khi học xong một kỹ năng, giáo viên cần cho cần cho HS-SV trình diễn lại kỹ năng đó. Thực hành định kỳ giúp cho HS-SV có thể thực hiện công việc như một THÓI QUEN.