1.2.2.1 Quản lý mục tiêu dạy học thực hành
Mục tiêu của dạy học thực hành là đào tạo người công nhân, cán bộ kỹ thuật có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm được việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Điều này có nghĩa là trong dạy học thực hành phải lấy mục tiêu đào tạo người công nhân cán bộ kỹ thuật động có kiến thức, kỹ năng, thái độ, ý thức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động xã hội là chính, đồng thời với khả năng phát triển toàn diện của chính họ trong nghề nghiệp và trong xã hội, phù hợp với chiến lược phát triển nguồn lực, phát triển con người của đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Những yêu cầu đối với mục tiêu dạy học thực hành;
cầu của người học chứ không phải chức năng của người dạy. Người học là chủ thể thực hiện mục tiêu để chiếm lĩnh khả năng mới. Xác định những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo cần lĩnh hội, lựa chọn phương pháp học tập thích hợp cho bản thân.
- Đối với người dạy: Mục tiêu dạy học thực hành phải thiết thực, phù hợp và có tính khả thi. Căn cứ vào mục tiêu đào tạo lựa chọn nội dung dạy học, khối lượng kiến thức và các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cần đào tạo
- Đối với người quản lý: Xây dựng nội dung chương trình đào tạo, chỉ đạo phương pháp dạy học.
- Đối với người sử dụng: Là cơ sở để phân tích đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường có phù hợp với thực tiễn sử dụng hay không?
1.2.2.2 Quản lý nội dung dạy học thực hành
Tại Điều 34, Khoản 1 của Luật giáo dục năm 2005 qui định yêu cầu về nội dung giáo dục nghề nghiệp như sau: “Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo”. Điều này có nghĩa là, nội dung đào tạo nghề bao gồm các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp đòi hỏi người học phải nắm vững. Trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để người học bước vào cuộc sống và lao động để thực hiện được mục đích giáo dục nghề nghiệp nói riêng và thực hiện các nhiệm vụ dạy học nói chung, trong thực hành nghề cũng phải bảo đảm các yêu cầu như:
- Nội dung dạy học thực hành phải phù hợp với mục tiêu đào tạo. Mục tiêu đào tạo nghề là đào tạo nguồn nhân lực lao động có kỹ thuật, nội dung dạy học phải đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, liên tục giữa các môn học, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành; kỹ năng, kỹ xảo cần có của ngành đào tạo.
- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính cân đối và toàn diện giũa các mặt: Thể hiện ở chỗ bên cạnh việc cung cấp kiến thức kỹ năng, kỹ xảo cần coi trọng việc giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức.
- Nội dung đào tạo phải gắn liền với thực tế sản xuất.
trình độ người học.
+ Tính khoa học: Đảm bảo cho nội dung đào tạo chính xác về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
+ Tính cơ bản: Đảm bảo cho nội dung dạy học cung cấp những tri thức đủ để nắm vững chuyên môn, nghề nghiệp.
+ Phù hợp với trình độ người học: Đảm bảo tính vừa sức trong nhận thức của học sinh.
+ Tính hiện đại: Nội dung dạy học phải phản ánh thành tựu hiện đại của nhân loại cả lý thuyết lẫn thực tiễn ứng dụng thuộc lĩnh vực khoa học đó, phù hợp với thực tiễn Việt nam.
+ Nội dung dạy học phải đảm bảo tính thống nhất chung trong cả nước đồng thời cũng tính đến đặc điểm từng vùng miền.
+ Nội dung dạy học phải đảm bảo tính liên thông và tính hệ thống giữa các môn học và liên thông giữa các cấp học.
Căn cứ vào mục tiêu nội dung dạy học thực hành trong trường đào tạo nghề, việc xác định môn học và nội dung môn học trong trường đào tạo nghề, các môn học được diễn ra các bước sau:
+ Khối kiến thức chung: Đây là những môn học bắt buộc đối với tất cả các trường đào tạo nghề.
+ Khối kiến thức cơ sở: Những kiến thức chung cho nhiều ngành, nó bao gồm những nguyên tắc, định luật, phương pháp tính toán thiết kế kỹ thuật chung làm cơ sở đi sâu vào kỹ thuật chuyên môn.
+ Khối kiến thức chuyên môn: Là những kiến thức kỹ thuật chuyên môn về một ngành nghề nào đó mà học sinh được đào tạo để hành nghề. Đặc điểm của các môn kỹ thuật chuyên môn là mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn này với việc dạy thực hành cho người học.
+ Kỹ năng thực hành nghề: Để hình thành nghề và hoạt động nghề nghiệp, người học phải thực hành, phải hình thành kỹ năng, kỹ xảo theo mục tiêu nghề đặt ra. Đây là yêu cầu cần thiết cần đạt được trong đào tạo nghề.
Để nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo chúng ta phải xuất phát từ kỹ năng thực hành nghề để xác định khối lượng kiến thức khác trong đào tạo. Kỹ năng thực hành nghề phải gắn với mục đích đào tạo chuyên ngành là đào tạo sinh viên chuyên sâu về nghề của họ dựa trên nền tảng đào tạo cơ bản. Các kiến thức và kỹ năng đã được tiếp thu trong quá trình đào tạo cơ bản phải được đào sâu và củng cố. Trong đào tạo nghề sinh viên sẽ được giao những nhiệm vụ khó hơn và gần gũi với các nhiệm vụ trong doanh nghiệp. Ở đây sinh viên thực tập qua các lĩnh vực khác nhau, được truyền đạt và thực hiện các phương pháp lao động kinh tế nhất. Qua đó sinh viên có điều kiện hoàn thiện và phát triển kỹ năng, kỹ xảo với mục tiêu thiết thực nhất cho lĩnh vực nghề nghiệp của mình.
Yêu cầu của công tác quản lý là tổ chức và điều khiển để thực hiện đúng và tốt các chương trình môn học để đảm bảo khối lượng và chất lượng kiến thức cho học sinh theo đúng với mục tiêu đào tạo, làm cho học sinh tích cực học tập, lao động biến kiến thức truyền thụ của giáo viên thành kiến thức của mình từ đó vận dụng vào thực tiễn.
1.2.2.3 Quản lý phương pháp và quy trình dạy học thực hành
Trong dạy học, quản lý phương pháp là một khâu vô cùng quan trọng. Việc đổi
mới phương pháp dạy học là nhằm hình thành cho học sinh năng lực tự học, tự nghiện cứu. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Công tác quản lý đòi hỏi người quản lý phải tìm hiểu bản chất và cách thức áp dụng những mô hình phương pháp dạy học hiệu quả phù hợp với điều kiện địa phương và học sinh nhưng vẫn đảm bảo qui trình đào tạo. Quản lí phương pháp dạy học thực hành phải bảo đảm định hướng cho giáo viên và sinh viên áp dụng các phương pháp hiệu quả với từng nghề hay chuyên môn, thường xuyên khuyến khích giáo viên sáng tạo trong áp dụng phương pháp tiên tiến và sinh viên rèn luyện các kĩ năng học tập theo các phương pháp đó. Tính chất chung của các phương pháp này là:
- Phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh.
- Dựa vào hoạt động chủ động của chính người học.
- Tạo ra môi trường học tập năng động, giàu tính nhân văn và các quan hệ sư phạm có tính dân
chủ.
- Tuân thủ các qui trình công nghệ, thao tác mẫu để hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh.
- Thích hợp với các phương tiện kĩ thuật dạy học, trong đó có công nghệ thông tin hiện đại.
- Tạo ra nhiều cơ hội thực hành để học sinh trải nghiệm và phát huy sở trường cá nhân.
*Phương pháp và quy trình dạy học thực hành ở Trường Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp có những đặc điểm sau:
- Phương pháp dạy học thực hành gắn liền với ngành nghề đào tạo: thể hiện mục tiêu dạy nghề rõ rệt ở nhà trường Đại học hiện nay, đòi hỏi người thầy phải hết sức chú ý rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
- Phương pháp dạy học thực hành phải gắn liền với thực tiễn xã hội, thực tiễn sản xuất, thực tiễn nghiên cứu khoa học và thị trường trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường nhằm làm cho QTDHTH thực sự có chất lượng và hiệu quả thực tế đối với xã hội .
- Phương pháp dạy học thực hành cần kích thích cao độ tính tích cực, tự lực, độc lập sáng tạo của sinh viên, đặc điểm này một mặt phản ánh yêu cầu cao của mục đích, nội dung dạy học thực hành, mặt khác phản ánh đặc điểm của đối tượng sinh viên, lứa tuổi đã trưởng thành về các mặt tâm lý, đòi hỏi người giáo viên trong QTDH phải tôn trọng ý kiến của sinh viên, bảo đảm tự do tin tưởng, phải có những biện pháp kích thích tinh thần và vật chất, phải có phương pháp sàng lọc để động viên sinh viên nỗ lực cao độ trong suốt khoá học.
- Phương pháp dạy học thực hành rất da dạng, nó thay đổi tuỳ theo loại trường, loại bộ môn, tuỳ theo mục đích, nội dung, điều kiện DH, tuỳ theo đặc điểm nhân cách giáo viên, sinh viên. Phương pháp này đòi hỏi người giáo viên trong suốt QTDH phải vận dụng một cách hết sức linh hoạt và sáng tạo sao cho phù hợp với yêu cầu nói trên.
- Phương pháp dạy học thực hành gắn liền với các thiết bị, các phương tiện, đặc biệt là các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, nó đòi hỏi nhà trường và giáo viên
hết sức chăm lo việc đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật cho dạy học và sử dụng một cách tối ưu.
- Các đặc điểm trên có mối quan hệ qua lại với nhau, ngoài ra các phương pháp dạy học thực hành còn có một số đặc điểm của các phương pháp vừa có tính trí dục vừa có tính đức dục vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan.
Dạy thực hành nghề có nhiệm vụ chủ yếu là truyền đạt và tiếp thu những kỹ năng, kỹ xảo, hình thành ý thức thái độ nghề nghiệp và những kinh nghiệm lao động thực tiễn của xã hội.
Trong dạy thực hành nghề xuất hiện mối liên hệ tức thời giữa lý thuyết với thực tiễn sản xuất, trong khi đó nói chung thì dạy lý thuyết nghề không có sự sản xuất. Vì vậy trong dạy lý thuyết nghề thời gian là những tiết học ở lớp học hoặc ở phòng học, số lượng từ 50 - 80 SV và hình thức tổ chức dạy học toàn lớp .
Trong dạy thực hành đơn vị thời gian là ngày học ở nơi đào tạo nghề như: xưởng thực hành, ở phòng học thực nghiệm hoặc cơ sở sản xuất. Vì vậy số lượng sinh viên rất khác nhau thường từ 18- 50 sinh viên cho mỗi ca và hình thức tổ chức dạy học vừa theo nhóm vừa theo từng cá nhân.
Nói chung phương pháp dạy học chịu sự ảnh hưởng chi phối của mục đích dạy học. Trong dạy học thực hành phải đảm bảo cho học viên lĩnh hội tri thức một cách tự giác, tích cực và chỉ đạt được kết quả khi học viên được luyện tập có hệ thống trong quá trình thực hiện rèn luyện tay nghề. Vấn đề quan trọng là giáo viên thực hiện và lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với nội dung và đối tượng học thì sẽ đạt hiệu quả cao trong dạy học thực hành.
- Thời gian đào tạo có tác động và ảnh hưởng đến phương pháp dạy học, các giai đoạn rèn luyện và chất lượng học tập thực hành của sinh viên, thông qua thao tác của quá trình luyện tập thực hành.
- Trình độ của giáo viên, phương tiện dạy học và các điều kiện ảnh hưởng môi trường quản lý giáo dục, rèn luyện sinh viên đều có liên quan đến dạy học thực hành.
Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề lớn được nhiều người quan tâm vì nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng học tập, cho nên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phải gắn với mục tiêu dạy học, nội
dung dạy học, mức độ nhận thức của người học, điều kiện dạy học và cả năng lực của đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện môi trường thuận lợi kết hợp với các yếu tố khích lệ động viên đội ngũ giáo viên triển khai việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tính đặc thù của các lĩnh vực chuyên môn.
1.2.2.4 Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên
Quản lý h o ạ t đ ộ n g giảng dạy của giáo viên có nghĩa là một mặt nâng cao nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và phương pháp giảng dạy của giáo viên, mặt khác hướng dẫn kiểm tra đôn đốc, để giáo viên hoàn thành đầy đủ các khâu trong qui định về nhiệm vụ của người giáo viên. Nội dung quản lý bao gồm:
- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu quán triệt nguyên lý phương châm, đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước, vị trí của công tác đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Đôn đốc và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, nội dung giảng dạy các môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên: Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch thời gian, khối lượng và kiến thức; Kiểm tra việc thực hiện các bước lên lớp, phương pháp giảng dạy và nội dung kiến thức giảng dạy của giáo viên; Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ sách mẫu biểu giáo vụ như sổ ghi đầu bài, sổ tay giáo viên, sổ tay giáo viên chủ nhiệm, các phiếu ghi điểm, các báo cáo... qua đó đối chiếu với chương trình và tiến độ môn học để xem xét quá trình giảng dạy của giáo viên; Dự lớp để theo dõi kiểm tra phát hiện tình hình. Trong quá trình dự giờ phải phân tích các nội dung yêu cầu về bài giảng lý thuyết và yêu cầu về bài giảng thực hành và đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi lần dự giờ của giáo viên.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên: Thông qua việc học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tế, hội giảng giáo viên dạy giỏi các cấp; Bồi dưỡng về nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu các tài liệu, gửi đi đào tạo, đi thực tế tại các cơ sở sản xuất, bồi dưỡng...
1.2.2.5 Quản lý hoạt động học tập của sinh viên
Yêu cầu của công tác quản lý là làm cho sinh viên hăng hái tích cực trong lao động, học tập, phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Hiện nay một số sinh viên cũng như
một số gia đình quá thiên về học để có bằng cấp mà bỏ qua mục tiêu học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người để phát triển cho nên không có mục tiêu học tập rõ ràng, cho nên xảy ra hiện tượng học tủ, học lệch, học thêm tràn lan, hiện tượng dạy học theo kiểu áp đặt, chủ yếu là để thi đỗ. Chính vì vậy trong qua trình dạy học đặc biệt là dạy thực hành rèn kỹ năng và năng lực hành nghề công tác