Xây dựng các kế hoạch, chính sách phát triển cho từng thị trường cụ thể

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội (TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội) (Trang 83)

3. Các giải pháp cho Chi nhánh để thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu

3.5. Xây dựng các kế hoạch, chính sách phát triển cho từng thị trường cụ thể

doanh xuất nhập khẩu, chưa có sự chuyên môn hóa trong công việc, các cán bộ nhân viên chủ yếu làm các thủ tục cho xuất nhập khẩu khi đã nhận được đơn hàng từ phía đối tác. Các hoạt động xúc tiến, tìm kiếm bạn hàng chưa được chú trọng từ phía các nhân viên mà chủ yếu các hoạt động xúc tiến, tìm kiếm đơn hàng mới do giám đốc, phó giám đốc tự đảm nhiệm. Vì vậy, để thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu một cách hiệu quả thì Chi nhánh cần có chính sách đào tạo, tuyển dụng nhân sự chuyên về mảng hoạt động marketing để phối hợp với lãnh đạo công ty đưa ra những kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng công tác marketing.

Trong tuyển dụng nhân sự: cần ưu tiên những người có trình độ ngoại ngữ giỏi, làm công tác marketing để đáp ứng cho nhu cầu nhân sự về nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại…Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần chú ý đến việc tuyển dụng những người làm về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu để nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh.

Trong đào tạo nguồn nhân sự: Cán bộ nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu của Chi nhánh đều là những người có kinh nghiệm, giỏi chuyên môn nghiệp vụ về kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, các cán bộ kinh doanh chưa có kinh nghiệm trong hoạt động marketing, dự báo và nghiên cứu thị trường. Vì vậy, Chi nhánh có thể đào tạo thêm về các hoạt động marketing cho đội ngũ cán bộ hiện tại bằng cách gửi đi đào tạo tại các trường đại học, trung tâm kinh tế.

Bên cạnh việc đào tạo và tuyển dụng nhân sự thì Chi nhánh cần có các chính sách khen thưởng, động viên cán bộ công nhân viên.

3.5. Xây dựng các kế hoạch, chính sách phát triển cho từng thị trườngcụ thể cụ thể

Mỗi một thị trường đều có những đặc điểm riêng về môi trường kinh doanh, nhu cầu sản phẩm…Do đó Chi nhánh cần xây dựng các kế hoạch và chính sách phát triển cho từng thị trường.

Đối với thị trường Nhật Bản: thị trường Nhật Bản là thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Chi nhánh. Chi nhánh xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản chủ yếu là hàng gia công may mặc. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gốm sứ chiếm tỷ trọng không lớn và tính cạnh tranh của các mặt hàng này không cao. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần tiếp tục củng cố và thâm nhập sâu hơn vào thị trường này bằng cách đa dạng hóa các mặt

hàng, cải tiến mẫu mã và kiểu dáng, đưa ra những sản phẩm mới kết hợp được tính hiện đại và tính truyền thống, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại. Nói cách khác, Chi nhánh cần áp dụng chiến lược về sản phẩm và xúc tiến trên thị trường Nhật Bản.

Đối với thị trường EU: Đây là thị trường truyền thống của Chi nhánh trong thời gian qua. Chi nhánh cần xác định mục tiêu trên thị trường này là tiếp tục củng cố, thâm nhập sâu vào thị trường truyền thống ở các nước trong EU, đồng thời tích cực mở rộng thị trường sang các nước khác trong khối mà Chi nhánh chưa thâm nhập được. Ở thị trường EU, yếu tố giá cả không phải là yếu tố quá quan trọng mà chất lượng sản phẩm mới là yếu tố quyết định. Vì vậy, khi xuất khẩu sang thị trường này hàng hóa của Chi nhánh phải đảm bảo có chất lượng cao, vượt qua được các tiêu chuẩn kỹ thuật mà thị trường EU đưa ra. Chi nhánh cần phải áp dụng chính sách phát triển sản phẩm theo hướng đa dạng hóa mẫu mã, đưa ra các loại hàng có chất lượng cao, đồng thời tiếp tục các hoạt động xúc tiến thương mại.

Đối với thị trường Mỹ: đây là thị trường mà Chi nhánh đã mất thị phần trong vài năm gần đây, hiện giờ thì chưa có đơn hàng ký kết nào được nối lại. Đây là thị trường lớn giàu tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt, yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm với các tiêu chuẩn cũng rất khắt khe. Vì vậy, để khôi phục và thâm nhập sâu vào thị trường này thì Chi nhánh cần nâng cao chất lượng sản phẩm, tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho các mặt hàng. Đồng thời cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại. Chi nhánh nên tìm hiểu và xuất khẩu các mặt hàng hiện có hoặc các mặt hàng mới với chất lượng cao sang thị trường Mỹ.

Bên cạnh thị trường các nước phát triển Nhật, Mỹ, EU vốn là những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam trong thời gian qua. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc lưu thông hàng hóa trở nên dễ dàng hơn, các thị trường xuất khẩu mới tiềm năng cũng rất nhiều. Vì vậy, bên cạnh việc xuất khẩu sang các thị trường truyền thống thì Chi nhánh cần mở rộng sang các thị trường mới như thị trường các nước Châu Á, Mỹ LaTinh, Châu Phi, Úc… bằng các sản phẩm hiện có hoặc sản phẩm mới.

PHẦN KẾT LUẬN

Thị trường là mảnh đất tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu thì thị trường xuất khẩu lại càng có

vai trò quan trọng hơn, luôn là mục tiêu mà doanh nghiệp muốn thâm nhập và chiếm lĩnh. Để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần không ngừng củng cố và phát triển thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các cơ hội và thách thức luôn xuất hiện và mất đi sẽ có ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Để tận dụng các cơ hội, đương đầu với thách thức thì đối với doanh nghiệp có một chiến lược phát triển thị trường là cần thiết và quan trọng hơn cả. Với Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội thì chiến lược “Thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện có, đồng thời mở rộng thị trường mới bằng sản phẩm hiện có và sản phẩm mới” là phù hợp với Chi nhánh hơn cả, sẽ giúp Chi nhánh đứng vững trên thị trường và phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Để thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển thị trường này thì Chi nhánh cần chú ý tới các giải pháp như nâng cao hiệu quả công tác marketing, nâng cao hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn hàng và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, xây dựng các kế hoạch tài chính và kế hoạch nhân sự để phục vụ cho việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, triển khai chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu bằng các kế hoạch và chính sách phát triển trên từng thị trường cụ thể.

Em hy vọng với việc xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh cùng với việc đưa ra các giải pháp dựa trên tình hình thực tế của Chi nhánh và điều kiện môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới công tác phát triển thị trường xuất khẩu của Chi nhánh. Đó sẽ là cơ sở để Chi nhánh có những định hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh hơn nữa trong thời gian tới.

Một lần nữa, Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sỹ Phạm Minh Thảo cùng các anh chị trong phòng xuất nhập khẩu của Chi nhánh TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Hoàng Minh Đường và PGS. TS Nguyễn Thừa Lộc, Giáo trình

quản trị doanh nghiệp thương mại tập 1 và tập 2, NXB Lao động Xã Hội, 2005

2. Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, PGS.PTS Nguyễn Thành Độ và CN Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên), NXB Giáo Dục, 1999

3. Cẩm nang chiến lược và chính sách kinh doanh, Bùi Văn Đông và Hoàng Anh (biên dịch), NXB Thống Kế, 2008

4. PGS.TS Ngô Kim Thanh và PGS.TS Lê Thanh Tâm, Giáo trình Quản trị

chiến lược, NXB Đại Học Kinh tế Quốc Dân, 2009

5. Nguyễn Duy Bột, Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất

khẩu, NXB Thống Kế 2003

6. PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình chiến lược kinh doanh trong

nền kinh tế toàn cầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2009

7. ThS. Bùi Đức Tuân, Giáo trình kế hoạch kinh doanh, NXB Lao Động – Xã Hội, 2005

8. Đào Thị Thu Huyền, “EU: một trong những thị trường khó tính nhất thế giới”, Tạp chí thương mại số 1+2_2011

9. Th.S Ng- Thị Phong Lan, “Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 và triển vọng năm 2011”, Tạp chí thương mại số 1+2/2011.

10. Tạp chí thương mại số 3+4+5/2011

11. Dương Hữu Hạnh, Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Thống Kê, 2005

12. Báo cáo tổng kết của Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội các năm 2007, 2008, 2009, 2010

13. http://vneconomy.vn 14. http://www.thuongmai.vn

15. Website: tocontapsaigon.com.vn

16. Cẩm nang thị trường xuất khẩu - thị trường Nhật Bản, NXB Lao động Xã Hội, 2003

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Tạp Phẩm Sài Gòn tại Hà Nội (TOCONTAP SAIGON tại Hà Nội) (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w